10/27/20
How the American economy did under Donald Trump
By: Casey Mulligan - The Economist
Các tổng thống thường nhận được khen ngợi khi nền kinh tế đang hoạt động tốt và bị đổ lỗi khi nền kinh tế đi xuống - nhưng kết quả kinh tế ngắn hạn thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi một số yếu tố như bởi ngân hàng trung ương, vấn đề nhân khẩu học và hoàn cảnh thế giới.
Trong cuốn sách mới của ḿnh, Casey Mulligan đưa ra lời giải thích hấp dẫn về lư do tại sao Tổng thống Donald Trump lại đưa ra những tuyên bố về kinh tế mang đầy tính kỳ quặc. Ông Mulligan, người cho đến gần đây là trưởng nhóm chuyên gia kinh tế trong Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống, gợi ư rằng ông Trump nghĩ rằng vị thế bản thân sẽ được nâng cao khi nói rằng Mỹ đă tận hưởng "nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới".
Đó là một "chiến thuật nhằm thu hút báo giới đưa tin về một thông tin mới, mà cố t́nh được phóng đại lên để báo chí có thể chỉnh sửa và vô t́nh khuếch tán những thông tin có dụng ư này". Theo ông Mulligan, việc các nhà báo không thích ông Trump đă khiến họ mù quáng trước nhiều thành công thực sự trên lĩnh vực kinh tế của chính quyền.
Việc đánh giá vấn đề kinh tế của các nhà lănh đạo gặp rất nhiều khó khăn. Các tổng thống thường nhận được khen ngợi khi nền kinh tế đang hoạt động tốt và bị đổ lỗi khi nền kinh tế đi xuống - nhưng kết quả kinh tế ngắn hạn thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi một số yếu tố như bởi ngân hàng trung ương, vấn đề nhân khẩu học và hoàn cảnh thế giới.
Ngay cả hiện nay, các nhà khoa học chính trị vẫn tiếp tục tranh căi về việc liệu nền kinh tế trong thế kỷ 20 đă hoạt động tốt hơn dưới các chính quyền của đảng Dân chủ hay đảng Cộng ḥa. Tất cả những điều này chẳng có ích ǵ đối với công chúng Mỹ, những người mà lá phiếu bầu chọn tổng thống một phần phải dựa trên đánh giá thực sự về năng lực kinh tế.
Ông Trump lên nắm quyền với những lời hứa phi thực tế như tạo ra 25 triệu việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tất cả điều này dẫn tới việc cắt giảm thuế và gia tăng chi tiêu, những việc đă làm gia tăng thâm hụt tài chính. Các nhà kinh tế sẽ tiếp tục xem xét các chi phí và lợi ích cụ thể của các chính sách đó. Một đánh giá đúng sẽ tốn một khoảng thời gian.
Tuy nhiên, hiện tại, có thể đánh giá nền kinh tế Mỹ nh́n chung liệu đă tốt hơn hay xấu hơn dưới thời ông Trump. Điều đó liên quan đến việc so sánh hiệu quả thực tế của nền kinh tế Hoa Kỳ, mặt khác, là những ǵ mà một người quan sát khách quan có thể trông mong một cách hợp lư. Để đạt được mục tiêu đó, tờ The Economist đă thu thập một loạt dữ liệu kinh tế, từ đầu tư kinh doanh đến tăng trưởng tiền lương, và so sánh hiệu quả kinh tế của Mỹ với nhóm 6 nền kinh tế phát triển khác (G6 - gồm Anh, Canada, Đức, Ư, Nhật Bản và Pháp).
Phần lớn các phân tích tập trung vào giai đoạn từ năm 2017, khi ông Trump nhậm chức, đến cuối năm 2019. Báo cáo dừng lại vào năm 2019 một phần v́ một số dữ liệu chỉ được công bố hàng năm và một phần v́ đại dịch đă khiến các nền kinh tế trên toàn thế giới đảo lộn. Kết luận của bản báo cáo: trong giai đoạn 2017-19, nền kinh tế Mỹ đă vận hành tốt hơn một chút so với dự kiến. (Kết luận này vẫn đúng nếu xét theo quan điểm của một số nhà kinh tế chính trị, những người cho rằng ảnh hưởng của các tổng thống đối với hoạt động kinh tế chỉ có thể được nhận thấy rơ ràng sau một năm tại vị và điều này giới hạn phân tích của báo cáo trong giai đoạn 2018-19.)
Về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), một thước đo về sản lượng phổ biến nhất đối với hoạt động của nền kinh tế. Theo dữ liệu chính thức, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2017-19 có phần nhanh hơn so với cả hai nhiệm kỳ của Barack Obama. Hoa Kỳ cũng làm tốt so với các nước khác. Kinh tế thế giới đạt đỉnh vào năm 2017. Trong khi vào năm 2018, kinh tế toàn cầu chậm lại th́ Hoa Kỳ lại tăng tốc. Năm 2019, mặc dù chậm lại, nhưng Hoa Kỳ vẫn dẫn trước so với các quốc gia khác.
Một cách khác để nh́n nhận vấn đề này là đánh giá xem liệu nước Mỹ trong giai đoạn 2017-19 có vượt trội so với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế hay không. Vào tháng 10 năm 2012, IMF đă dự báo rằng trong bốn năm tiếp theo (thuộc nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama), nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trung b́nh hàng năm là 3%. Tuy triên, trong thực tế, điều này đă được minh chứng là quá lạc quan; thực sự mức tăng trưởng chỉ đạt gần 2% một năm. Nhưng IMF lại đă quá bi quan trong các dự báo của ḿnh cho giai đoạn 2017-19, những dự báo được đưa ra ngay trước cuộc bầu cử năm 2016. Trong giai đoạn này, nền kinh tế của Mỹ đă làm tốt hơn các con số dự báo.
Nhưng nếu nền kinh tế Mỹ đă hoạt động tốt hơn mong đợi trong một số khía cạnh, th́ ở các mặt khác lại khiến người ta thất vọng. Cụ thể trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp, lĩnh vực mà ông Trump đă đưa ra các khoản thuế nhẹ nhàng hơn nhằm giúp đỡ doanh nghiệp. Việc cắt giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đă giúp gia tăng thu nhập sau thuế, một lư giải thích v́ sao thị trường chứng khoán Mỹ hoạt động tương đối tốt kể từ khi ông Trump lên nắm quyền. Mỹ cũng trở thành điểm đến được ưa chuộng hơn đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (xem biểu đồ 4). Nhưng có rất ít bằng chứng về một sự bùng nổ đầu tư - kinh doanh như đă hứa hẹn (xem biểu đồ 5).
Hoạt động của thị trường lao động của Mỹ cũng có sắc thái tương tự. Mặc dù ông Trump đặc biệt thích khoe khoang về số liệu việc làm hàng tháng, nhưng thật khó để đưa ra kết luận về cỗ máy việc làm đă thực sự hoạt động hết công suất trong giai đoạn 2017-19. Tăng trưởng việc làm chậm hơn so với trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama. Trong giai đoạn 2009-2016, tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ giảm so với mức trung b́nh của các nền kinh tế G7 khác (xem biểu đồ 6). Dưới thời ông Trump, tỷ lệ thất nghiệp đă giảm xuống mức thấp nhất kể từ những năm 60 thế kỷ trước, nhưng điều này không phải là cá biệt trên phạm vi quốc tế. Sự vượt trội của Mỹ so với các quốc gia khác đă chấm dứt dưới thời của ông Trump.
Tuy nhiên, rất nhiều người Mỹ thuộc tầng lớp lao động chắc chắn đă có cuộc sống cải thiện hơn trong giai đoạn 2017-2019. So sánh thu nhập hộ gia đ́nh giữa các quốc gia là khá khó khăn, đặc biệt là trong những năm gần đây. Mặc dù đă có một số tranh căi về độ tin cậy của dữ liệu được thu thập vào năm 2020, khi mà đại dịch đă gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong việc tiến hành khảo sát, nhưng đă có bằng chứng rơ ràng về sự tăng trưởng thu nhập hộ gia đ́nh trung b́nh của Mỹ từ năm 2017 trở đi (xem biểu đồ 7 ). Thị trường lao động thắt chặt cũng đă giúp gia tăng mức lương của những người Mỹ có mức lương thấp nhất ở một mức độ chưa từng thấy kể từ khi Bill Clinton c̣n làm tổng thống (xem biểu đồ 8).
C̣n với năm 2020, nền kinh tế đă hoạt động ra sao? Chính sách tài khóa nới lỏng của ông Trump trước đại dịch đă khiến nước Mỹ phải gánh khoản nợ lớn hơn nhiều khi bước vào khủng hoảng. Ngoài ra, trong năm, Mỹ cũng đă thực hiện một chính sách tài khóa ở mức cao nhất thế giới (xem biểu đồ 9), duyệt chi những khoản séc kích thích kinh tế trị giá lên tới 1.200 đô la theo đầu người và tạm thời tăng khoản chi trả bảo hiểm thất nghiệp lên 600 đô la mỗi tuần.
Mặc dù không có khả năng Quốc hội sẽ thông qua nhiều các biện pháp kích thích hơn nữa trước thềm cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Tuy nhiên, ngay cả khi không có gói kích thích nào khác, và nước này đang phải trải qua một cuộc suy thoái sâu, Mỹ có thể sẽ là nền kinh tế G7 hoạt động tốt nhất vào năm 2020 — mặc dù mức độ chỉ là nhỉnh hơn một chút. Trước đại dịch, nền kinh tế Hoa Kỳ có vẻ vững mạnh hơn một so với các nước phát triển khác. Và không lâu nữa, khoảng cách này có thể sẽ c̣n ấn tượng hơn.
Luc Truc
Links:
https://amp.economist.com/united-states/2020/10/14/how-the-american-economy-did-under-donald-trump?