Một lăng mộ lớn nhất được khai quật ở Trung Quốc tính đến thời điểm hiện tại chính là lăng mộ của tổ tiên Tần Thủy Hoàng, mà sau khi nhiều người nói đến lăng mộ cổ ở Trung Quốc điều đầu tiên nhiều người nghĩ đến là Lăng Tần Thủy Hoàng.
Nói đến lăng mộ cổ ở Trung Quốc điều đầu tiên nhiều người nghĩ đến là Lăng Tần Thủy Hoàng. Tuy nhiên, ai cũng biết lăng mộ Tần Thủy Hoàng vẫn chưa được khai quật toàn bộ. Và thậm chí ít ai biết được rằng khu mộ lớn nhất được khai quật ở Trung Quốc tính đến thời điểm hiện tại chính là lăng mộ của tổ tiên Tần Thủy Hoàng.
Năm 1975, một đội khảo cổ đến từ Thiểm Tây đă t́m kiếm di tích của tổ tiên nhà Tần. Khi đó, nơi nghi ngờ có di tích của tổ tiên nhà Tần là huyện Phong Tường (Fengxiang), thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây. Tuy nhiên, đoàn khảo cổ gần như đă xới tung cả huyện Phong Tường, nhưng không t́m thấy di tích nào của tổ tiên Tần quốc.
Cho đến năm 1976, một tin tức kỳ lạ từ một người dân trong làng đă mang lại hy vọng mới cho nhóm khảo cổ. Người nông dân mang họ Triệu, là một dân làng ở phía nam huyện Phong Tường. Ông Triệu cho biết, có một mảnh đất canh tác trong làng của họ và dân làng trồng ǵ trên đó cũng không lên mầm. Dù là bón phân, tưới nước nhưng không loại cây nào mọc, sau này đất canh tác hoang tàn không có người trồng. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là mảnh đất này cũng không có một ngọn cỏ dại nào. Những mảnh đất kế bên cỏ dại mọc um tùm, duy chỉ có mảnh đất này không một ngọn cỏ dại tồn tại, khiến dân làng vô cùng ngạc nhiên.
Về sau, dân làng sửa sang lại nhà cửa, sân băi, bọn họ đều tới băi đất trống này để lấy đất. Chuyện này lâu dần cũng trở thành chủ đề bàn tán của dân làng, sau đó đến tai một vị chuyên gia đi ngang qua đó. Vị chuyên gia dựa vào kinh nghiệm của ḿnh phán đoán rất có thể phía dưới vùng đất này là mộ cổ.
Ngay sau đó, một đoàn khảo cổ đă tới đây tiến hành các cuộc thăm ḍ. Kết quả thăm ḍ của chuyên gia rất gây sốc: phía dưới quả thật có một hạ tầng kiến trúc, hơn nữa kích thước cũng phải ngang ngửa cỡ hai sân bóng rổ. Các chuyên gia đă tiếp tục khai quật, khảo sát và dần dần sơ bộ vạch ra được sơ đồ của công tŕnh dưới ḷng đất.
Sau khi khai thác ban đầu, các chuyên gia phát hiện khu mộ cổ có h́nh chữ "trung" (zhong), và được chia thành ba tầng với chiều sâu hơn 20 mét, cao ngang với ṭa nhà 8 tầng hiện nay. Những ngôi mộ cổ như vậy thực sự rất hiếm, chưa từng được khai quật trong lịch sử.
Năm 1976, các nhà khảo cổ học chính thức khai quật ngôi mộ cổ, không ngờ trong quá tŕnh khai quật đă phát hiện ra một số khe hở hay miệng hang h́nh tṛn. Sau khi kiểm tra kỹ th́ thấy rằng những khe hở này được h́nh thành muộn hơn, điều này cho thấy ngôi mộ đă từng bị đào bới bởi những kẻ trộm mộ. Chuyên gia bỗng thấy lạnh sống lưng.
Sau đó, dưới sự lănh đạo của đội phó Điền Á Ḱ (Tian Yaqi), các nhân viên đă dọn dẹp khu mộ cổ ba tầng, tổng cộng đă dọn sạch được 247 miệng hang đạo mộ, con số này c̣n nhiều hơn số lượng những hang chuột khiến các nhân viên khảo cổ gần như không c̣n hi vọng ǵ với phần bên trong bởi họ nghĩ giới đạo mộ đă lấy đi phần nhiều trước đó. Tuy nhiên, theo quy định, họ vẫn tiếp tục đào sâu vào bên trong.
Trong đợt công tác sau đó, các nhân viên đă thu dọn được hơn 20 hài cốt được sắp đặt và h́nh thành ngẫu nhiên, sau đó lại phát hiện thêm nhiều hài cốt lớn khác. Sau khi thống kê có tới 186 hài cốt, các chuyên gia khẳng định đây là những người bị tuẫn tang theo tục lệ cổ xưa. Sau đó, một số lượng lớn đồ đồng cũng được t́m thấy bên trong.
Tổng cộng có hơn 3.500 cổ vật đă được thu về, theo ḍng chữ khắc trên đồ đồng, có thể biết đây là lăng mộ của Tần Cảnh Công. Đây là vị vua đời thứ 14 của nhà Tần, cũng là tổ tiên đời thứ 18 của Tần Thủy Hoàng. Ông trị v́ trong 40 năm và vị vua mạnh nhất của nhà Tần. Các chuyên gia cũng lư giải, vào thời điểm nhà Tần thịnh vượng như vậy, mới có thể đủ năng lực tài chính để xây dựng một lăng mộ khổng lồ như thế này.