Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhắc lại chiến thắng của Manila trước Bắc Kinh liên quan vụ kiện Biển Đông trong bài phát biểu tại Liên Hợp Quốc.
Phát biểu qua video trực tuyến tại kỳ họp thứ 75 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA 75) hôm nay, Tổng thống Philippines Duterte đề cập tới phán quyết của Ṭa Trọng tài năm 2016, bác bỏ yêu sách "đường lưỡi ḅ" phi lư của Trung Quốc ở Biển Đông. Đây là lần đầu tiên ông Duterte phát biểu trước Liên Hợp Quốc.
"Phán quyết hiện là một phần của luật pháp quốc tế, vượt ra ngoài sự thỏa hiệp và ngoài tầm với của các chính phủ muốn buông lỏng hoặc không thừa nhận", ông Duterte nói trong bài phát biểu được ghi h́nh trước ở Manila, được phát tại UNGA 75. "Chúng tôi kiên quyết phản đối những nỗ lực chống lại phán quyết này", Tổng thống Philippines khẳng định.
Tổng thống Philippines Duterte phát biểu tại kỳ họp thứ 75 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ngày 23/9. Ảnh: AP.
Ông Duterte cũng cảm ơn các quốc gia đă ủng hộ chiến thắng của Philippines trong vụ kiện của Philippines đối với yêu sách "đường lưỡi ḅ" của Trung Quốc năm 2016, gọi đây là "chiến thắng của lư trí trước sự hấp tấp, luật pháp trước sự rối loạn và sự thân thiện trước tham vọng".
Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA), The Hague, Hà Lan, ngày 12/7/2016 tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lư để đ̣i quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi ḅ". PCA cho rằng tuyên bố của Trung Quốc đi ngược lại với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), đồng thời không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho nước này.
Theo Ṭa Trọng tài, Trung Quốc đă gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa. Ṭa khẳng định các tàu hành pháp Trung Quốc tạo ra nguy cơ xảy ra va chạm cao khi tiếp cận tàu Philippines.
Phán quyết c̣n cho rằng Trung Quốc đă cản trở các quyền của ngư dân Philippines tại băi cạn Scarborough bằng cách ngăn họ tiếp cận khu vực này. Ngoài ra, việc Trung Quốc cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia trong quá tŕnh giải quyết tranh chấp.
Bắc Kinh liên tục bác bỏ phán quyết của PCA. Trung Quốc đă bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển.
Trung Quốc gần đây c̣n thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm ch́m tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh c̣n đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Phát biểu tại họp báo thường kỳ chiều 17/9 ở Hà Nội, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Năm khẳng định "Việt Nam nhất quán lập trường coi Hoàng Sa và Trường Sa là bộ phận không thể tách rời của lănh thổ Việt Nam. Lập trường nhất quán và xuyên suốt đó đă được bày tỏ nhiều lần, dưới nhiều h́nh thức khác nhau, kể cả ở Liên Hợp Quốc, được nhiều quốc gia tôn trọng, ủng hộ".