Trung Quốc đă tiến gần đến mức cạn kiệt nguồn thịt lợn đông lạnh dự trữ - theo những đánh giá trên Financial Times (FT) ngày 21/9.
Kho dự trữ thịt lợn sắp cạn ảnh hưởng thế nào đến Trung Quốc?
Số liệu về kho dự trữ thực phẩm là một bí mật quốc gia của Trung Quốc - nước sản xuất, tiêu thụ cũng như nhập khẩu thịt lợn lớn nhất thế giới. Nhưng theo hăng tư vấn chuyên về Trung Quốc Enodo Economics, có trụ sở tại London, kho dự trữ này đă mất đi khoảng 452.000 tấn thịt lợn trong giai đoạn từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020.
Kinh tế gia trưởng của Enodo, bà Diana Choyleva ước tính Trung Quốc chỉ c̣n dưới 100.000 tấn thịt lợn dự trữ và "với tốc độ [tiêu thụ] này, họ sẽ hết [thịt lợn dự trữ] trong ṿng hai đến ba tháng tới".
Financial Times cho hay, đánh giá trên phù hợp với thông tin do tùy viên nông nghiệp Mỹ tại Bắc Kinh đưa ra trong báo cáo gần đây, nói rằng "lượng dự trữ thịt lợn [của Trung Quốc] dường như đă cạn kiệt trong Quư III năm 2020".
Trung Quốc ghi nhận ca mắc dịch tả lợn châu Phi đầu tiên vào năm 2018. Đến nay, nước này đă mất hơn 100 triệu con lợn do bệnh dịch, đẩy giá thịt lợn lên cao kỷ lục. Để khắc phục t́nh h́nh, nhà chức trách đă bán ra thịt đông lạnh từ kho dự trữ quốc gia nhằm b́nh ổn giá cả.
Dù giá thịt giảm nhẹ so với mức cao điểm, giá bán buôn vẫn cao gấp hơn 2 lần so với tại thời điểm trước khi dịch bùng phát. Theo số liệu của chính phủ Trung Quốc, giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng trong tháng 8 năm nay đă tăng hơn 50% so với cùng kỳ.
Việc huy động kho dự trữ thịt lợn quốc gia là động thái nhằm ổn định giá mặt hàng này hơn là thay thế nguồn cung. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cảnh báo, sự sụt giảm của kho dự trữ này cho thấy "khả năng can thiệp trực tiếp vào thị trường thịt lợn" của Bắc Kinh sẽ bị "hạn chế hơn trong nửa cuối năm 2020 và sang năm 2021".
(Ảnh: Bloomberg)
Biến động từ trong nước đến thế giới
Sự sụt giảm nguồn cung thịt lợn trong nước buộc Trung Quốc phải nhập khẩu kim ngạch kỷ lục thịt lợn từ các nhà sản xuất trên thế giới, bao gồm ở Mỹ, bất chấp sự thúc đẩy của Chủ tịch Tập Cận B́nh nhằm hướng đến một nền nông nghiệp "tự lực cánh sinh" mạnh mẽ hơn. Quy mô nhập khẩu thịt lợn đạt 430.000 tấn trong tháng 7, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
"Nhu cầu [về thịt lợn] của Trung Quốc đang ở mức kỷ lục trong năm nay. Họ là vua trong lĩnh vực buôn bán thịt động vật toàn cầu," chiến lược gia toàn cầu Justin Sherrad về protein động vật của Rabobank đánh giá.
Trung Quốc là nước tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới. Trong 5 năm qua, nhu cầu thịt lợn b́nh quân mỗi năm của họ vào khoảng 50 triệu tấn - theo số liệu của USDA.
Darin Friedrichs, nhà phân tích hàng hóa tại công ty StoneX, Thượng Hải, nhận định rằng nhiều khả năng sự gia tăng nhập khẩu "sẽ tác động to lớn hơn" đến giá thịt lợn, thay v́ sự cạn kiệt của kho dự trữ nhà nước. Ông cho rằng việc mở kho dự trữ chủ yếu để minh chứng giới chức Trung Quốc đang có hành động.
Trước sức hấp dẫn của giá thịt lợn tăng cao, nông dân Trung Quốc đă ồ ạt trở lại chăn nuôi lợn, bất chấp các báo cáo cho thấy dịch tả lợn tiếp tục gây thiệt hại cho đàn lợn.
Giá lợn giống cũng tăng đáng kể, thúc đẩy gia tăng trong lĩnh vực nhập khẩu ngũ cốc chăn nuôi do người dân mở rộng đàn lợn. Điều này đă kéo theo sự chuyển động của thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu, khiến giá đậu tương trên sàn Chicago tăng lên 10 USD/bushel trong tháng 9 - mức cao nhất trong hơn 2 năm.
Sự phụ thuộc vào nguồn thịt lợn nhập khẩu lại đưa Bắc Kinh vào t́nh thế chính trị bối rối. Khi Trung Quốc khôi phục nhập khẩu thịt của Canada vào năm ngoái sau 4 tháng gián đoạn, Bộ Ngoại giao nước này cảnh báo đây không phải là dấu hiệu quan hệ song phương đă ḥa dịu.
Vào tuần trước, Trung Quốc ra lệnh cấm nhập khẩu thịt lợn từ Đức do phát hiện dịch tả lợn châu Phi, nhằm "bảo vệ ngành chăn nuôi và ngăn chặn dịch bệnh lây lan".
VietBF @ Sưu tầm