Đ̣n công kích Trump nhằm vào Trung Quốc ban đầu chỉ ở lĩnh vực thương mại, nhưng đă lan sang nhiều "mặt trận" khác, khi bầu cử Mỹ cận kề.
Trong bối cảnh cuộc bầu cử Mỹ đang tới gần và triển vọng tái đắc cử của Trump chưa rơ ràng, các học giả có ảnh hưởng ở Trung Quốc ngày càng lo ngại rằng ông chủ Nhà Trắng sẽ cố gắng phát động một cuộc đối đầu mới nhằm tăng cơ hội chiến thắng cuộc bầu cử.
Những đ̣n công kích mới nhắm vào Trung Quốc c̣n giúp Trump phân tán sự chú ư khỏi các vấn đề trong nước như t́nh trạng thất nghiệp hay cáo buộc phản ứng sai lầm trước Covid-19, khiến Mỹ trở thành vùng dịch lớn nhất thế giới.
Phái đoàn Mỹ và Trung Quốc tại bữa ăn trưa ở Nhà Trắng ngày 15/1 sau khi hai bên kư một thỏa thuận thương mại. Ảnh: Washington Post.
"Những gă đó điên thật rồi. Chẳng có việc ǵ mà họ không dám làm để gây tổn hại cho Trung Quốc, để phá hủy Trung Quốc", Giả Khánh Quốc, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cố vấn cho chính phủ Trung Quốc, b́nh luận. "Khi khả năng tái đắc cử của Trump giảm đi, chúng tôi sợ rằng ông ấy sẽ t́m cách tạo ra một cuộc khủng hoảng khác với Trung Quốc".
Trump luôn bác bỏ những lời chỉ trích về cách ông ứng phó với Covid-19, liên tục đổ lỗi cho Trung Quốc che giấu thông tin khi dịch mới bùng phát, khiến virus lan ra khắp toàn cầu. Ông thậm chí c̣n gọi nCoV là "virus Vũ Hán" hay "virus Trung Quốc".
"Sự cạnh tranh chiến lược và đảo ngược toàn cầu hóa đă diễn ra từ trước nhưng Covid-19 khiến nó bị thúc đẩy nhanh hơn", Thời Ân Hoằng, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa, nhận xét. "Trump là một người cực kỳ đặc biệt. Rất khó có thể t́m ra bất kỳ cơ sở lư luận hay nền tảng kiến thức nào cho những ǵ ông ấy đă làm".
Mối lo ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc không chỉ là vấn đề của lưỡng đảng Mỹ mà giờ đây, nó đă lan rộng sang dư luận nước này. Cuộc thăm ḍ mới nhất do Trung tâm Nghiên cứu Pew thực hiện về quan điểm của người Mỹ với Trung Quốc cho thấy 73% số người được hỏi có suy nghĩ tiêu cực về Trung Quốc, tăng 26 điểm phần trăm so với năm 2018.
Khi ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden thường xuyên dẫn trước trong các cuộc thăm ḍ về khả năng đắc cử, giới phân tích ở Trung Quốc cho rằng Tổng thống Trump có thể dùng đến "chiêu" khơi dậy sự phẫn nộ của tinh thần dân tộc.
Trên thực tế, những lời chỉ trích của Trump nhắm vào Trung Quốc gần đây không c̣n dừng lại ở lĩnh vực thương mại hay Covid-19. Chính quyền Trump đă có những động thái cứng rắn với Bắc Kinh liên quan đến vấn đề Hong Kong hay Tân Cương, làm dấy lên những đồn đoán rằng vấn đề Đài Loan và Biển Đông sẽ nằm trong danh sách mục tiêu công kích tiếp theo của Trump.
Dựa trên mức độ quyết liệt ngày càng tăng trong cách tiếp cận chống Trung Quốc của Trump, các học giả Trung Quốc thậm chí vẽ ra kịch bản rằng Tổng thống Mỹ có thể ra lệnh cho quân đội tung đ̣n "tấn công hạn chế" nhằm vào các thực thể Trung Quốc cải tạo trái phép ở Biển Đông, hay viễn cảnh chính quyền Trump thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với đảo Đài Loan.
"Những khả năng này vẫn ít có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, trước đây chúng là những kịch bản khó tưởng tượng, c̣n nay là có thể", giáo sư Thời Ân Hoằng nói.
Mỹ lâu nay vẫn công nhận chính sách "Một Trung Quốc" của Bắc Kinh, nhưng chính quyền Trump đang thách thức ranh giới của chính sách này. Họ bán vũ khí với số lượng ngày càng lớn cho Đài Loan và mới đây c̣n cử Bộ trưởng Y tế Alex Azar tới thăm ḥn đảo, biến ông trở thành quan chức Mỹ cấp cao nhất gặp lănh đạo Đài Loan trong 4 thập kỷ.
Tuần qua, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach cũng tới thăm Đài Loan, động thái khiến Trung Quốc lập tức điều số lượng lớn tiêm kích, oanh tạc cơ rầm rộ tiến hành các cuộc diễn tập gần eo biển Đài Loan, dường như nhằm gửi thông điệp cảnh báo tới ḥn đảo và cả Mỹ.
Trên Biển Đông, Trung Quốc đă tổ chức các cuộc tập trận với sự tham gia của máy bay ném bom tầm xa và các loại chiến đấu cơ khác. Tàu chiến của họ cũng nhiều lần chạm trán tàu hải quân Mỹ tiến hành hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông.
Hải quân Mỹ gia tăng hoạt động quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải, hàng không cũng như thể hiện cam kết của Washington đối với các đồng minh và sự ổn định trong khu vực. Tuy nhiên, nó cũng làm gia tăng nguy cơ đối đầu với Trung Quốc, dù cố ư hay t́nh cờ.
Những lo ngại rằng chính quyền Trump sẽ leo thang mạnh mẽ các hành động chống lại Trung Quốc trước thời điểm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 3/11 đă làm thay đổi các tính toán của Bắc Kinh.
Bắc Kinh thường thích các tổng thống Mỹ tái đắc cử v́ nó không làm thay đổi quá nhiều chiến lược đối phó mà họ đề ra, Đào Cảnh Châu, luật sư kiêm nhà quan sát chính trị Trung Quốc, nhận định. Nhưng trong t́nh h́nh hiện nay, quan điểm của Trung Quốc đối với Trump đă rẽ sang một hướng khác.
"Nếu Trump tái đắc cử, nguy cơ về một cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ dễ xảy ra hơn và một cuộc chiến tranh nóng không nằm ngoài khả năng", Đào nói.
Trong một bài b́nh luận gần đây trên tờ Global Times, tổng biên tập Hồ Tích Tiến viết: "Nguy cơ Trung Quốc đại lục bị kéo vào một cuộc chiến tranh đang dâng cao".
"Trung Quốc phải là một quốc gia dám chiến đấu. Điều này cần dựa trên cả sức mạnh và ư chí. Chúng ta có sức mạnh trong tay, chúng ta có lẽ phải và chúng ta đứng lên bảo vệ lợi ích của ḿnh mà không sợ hăi. Bằng cách đó, dù Trung Quốc có tham chiến hay không, chúng ta vẫn giành được sự tôn trọng của thế giới", Hồ Tích Tiến nhấn mạnh.