Điều này nghe giống như trong những bộ phim bom tấn về khoa học viễn tưởng. Quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng súng bắn pháo siêu tốc tự kích và bắn hạ thành công một tên lửa hành trình. Điều này dự kiến sẽ giúp quân đội Mỹ giảm đáng kể chi phí chống tên lửa đạn đạo trong tương lai.
Hôm 18/7/2014, lục quân Israel đã dùng pháo tự hành 155mm của Mỹ để bắn một quả đạn pháo siêu tốc vào Dải Gaza ở biên giới Israel-Gaza. Đây là hoạt động trên bộ của quân đội Israel chống lại các phần tử vũ trang ở dải Gaza. (JACK GUEZ / AFP via Getty Images)
https://www.youtube.com/watch?v=XgwZ...ature=emb_logo
Theo Forbes, thành công này có ý nghĩa rất lớn. Điều này có nghĩa là trong tương lai khi xảy ra chiến tranh, chẳng hạn như tại căn cứ không quân chiến lược ở Tây Thái Bình Dương, quân đội Mỹ có thể sử dụng lựu pháo cỡ lớn để bắn hạ tên lửa xâm phạm, qua đó đảm bảo máy bay tại căn cứ này có thể cất cánh và hạ cánh mà không bị can thiệp.
Hôm 2/9 theo giờ địa phương, tại trường bắn đạn đạo White Sands thuộc bang New Mexico, pháo tự hành M-109A6 phiên bản nâng cấp đã bắn hạ mục tiêu máy bay không người lái BQM-167 bằng một quả đạn siêu tốc Mach-5 155mm. Chiếc BQM-167 này được dùng để mô phỏng cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình của "quân địch", sau đó đã nổ tung thành nhiều mảnh.
Ông Will Roper, nhà khoa học hàng đầu của Không quân Mỹ cho biết: "Pháo xe tăng đã bắn hạ tên lửa hành trình. Thật tuyệt vời. Nó giống như trò chơi điện tử, giống như trong các bộ phim bom tấn về khoa học viễn tưởng".
Đây là hệ thống chiến đấu mới do quân đội Mỹ nghiên cứu phát triển và đang trải qua quá trình thử nghiệm kéo dài 2 ngày.
Hệ thống quản lý chiến đấu (ABMS) tiên tiến này dựa trên trí tuệ nhân tạo, có thể thu thập dữ liệu cảm biến từ nhiều nguồn khác nhau (vệ tinh, máy bay chiến đấu tàng hình, phi thuyền, thiết bị radar mặt đất) và tổng hợp chúng để thu được hình ảnh kỹ thuật số về toàn cảnh chiến trường. Trí tuệ nhân tạo sau đó xác định mục tiêu tiêu diệt cụ thể của đối phương và cung cấp một "danh sách" cho chỉ huy để chọn một xạ thủ.
Trong nhiều thập kỷ qua, quân đội Mỹ đã xem nhẹ pháo binh, và gần đây Lục quân Mỹ đã chi hàng tỷ USD để nâng cấp hàng trăm khẩu pháo và bệ phóng tên lửa. Đợt thử nghiệm pháo thành công lần này có thể nói là một mũi tên trúng 2 đích, đó là: Mỹ có thể vượt qua Nga trong các cuộc chiến tranh trên bộ ở châu Âu trong tương lai, và cũng có thể cho phép pháo binh lục quân Mỹ đóng một vai trò nhất định trong trận tác chiến nhảy đảo nhằm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Trên thực tế, việc sử dụng pháo lựu đạn chống tên lửa để đối phó với mối đe dọa của ĐCSTQ có lẽ là "đúng bệnh mà bốc thuốc". ĐCSTQ sở hữu khoảng 1.300 đạn phản lực (Rocket) và tên lửa hành trình (Cruise missile), đủ để gây ra thiệt hại lớn cho căn cứ của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Các sân bay ở Okinawa và Guam sẽ là mục tiêu chính của họ.
Lục quân Mỹ ở Okinawa lưu giữ các tên lửa phòng không Mim-104 Patriot; còn ở Guam lưu giữ Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD). Trên lý thuyết, Patriot và THAAD có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo xâm nhập; Patriot cũng có thể bắn hạ tên lửa hành trình tốc độ thấp.
Nhưng cả hai loại này đều rất đắt. Một tên lửa Patriot trị giá 5 triệu USD; chi phí cho một tên lửa THAAD là 12 triệu USD. Trong khí đó chi phí của một quả đạn Mach-5 chỉ có 86.000 USD. Khi quân đội mua càng nhiều đạn dược hơn, thì chi phí này có thể thấp hơn nữa.