Sau khi lệnh cấm đánh cá của chính quyền Bắc Kinh hàng năm vào mùa hè hết hiệu lực, khiến đồng loạt loan tin chính quyền một số tỉnh ven biển Trung Quốc thông báo với ngư dân không được lai văng đến khu vực quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư).
Senkaku trên bản đồ với nhiều cách gọi theo tiếng Nhật, Trung Quốc và Đài Loan (© wikipedia) © wikipedia
Báo Nhật Japan Times cho biết, ngay trước khi lệnh cấm đánh cá đơn phương do Trung Quốc áp đặt chấm dứt, một số ngư dân cho biết là chính quyền các tỉnh ven biển, như Phúc Kiến và Chiết Giang, đă lệnh cho ngư dân không được đến gần cách các đảo không có người ở tại Senkaku/Điếu Ngư, cụ thể là không được vào sát khu vực cách quần đảo nói trên dưới 55 km (tương đương 30 hải lư).
Một ngư dân 40 tuổi cho báo chí biết là các đảo này « trên thực tế do Nhật kiểm soát » và ông « hoàn toàn không có ư định đến đó ». Theo Đài Nhật NHK, từ thứ Bảy 15/08, nhiều ngư dân tại một hải cảng ở tỉnh Phúc Kiến cho biết đă nhận được chỉ thị không đến quần đảo Senkaku.
Đây là một thay đổi gần như 180° trong vấn đề này, nếu biết rằng, tính cho đến đầu tháng 8/2020, tại khu vực sát Senkaku/Điếu Ngư, Nhật Bản đă ghi nhận tàu chiến Trung Quốc hiện diện 111 ngày liên tục, khoảng thời gian kỷ lục, kể từ khi chính quyền Nhật đặt quần đảo này dưới sự kiểm soát trực tiếp của Nhà nước từ năm 2012. Và Trung Quốc thường xuyên sử dụng đội quân ngư dân để quấy rối tuần duyên Nhật. Hồi tháng 8/2016, một đội tàu chiến cùng khoảng 300 tàu cá Trung Quốc áp sát khu vực Senkaku/Điếu Ngư, nhiều tàu xâm nhập vào vùng lănh hải Nhật Bản.
Theo báo chí Nhật, đây có thể là một động thái ḥa dịu mới từ phía Trung Quốc tránh chọc giận thêm nữa Nhật Bản, vào lúc chính quyền Donald Trump đang gia tăng áp lực lên Bắc Kinh trên nhiều mặt trận, trong đó có Biển Đông và biển Hoa Đông. Washington cùng các đồng minh sẵn sàng phản ứng kịp thời, không để Trung Quốc không ngừng lấn tới như lâu nay. Thực hư ra sao đằng sau bước ngoặt thay đổi này của Trung Quốc ?
Trong những ngày gần đây, theo báo Hồng Kông South China Morning Post, một số nguồn tin nội bộ Trung Quốc cho biết Bắc Kinh, thông qua nhiều kênh, bắn tiếng với Hoa Kỳ là đă ra lệnh cho binh sĩ không được khai hỏa trước, nếu xảy ra va chạm với Mỹ. Phải chăng, về mặt đối ngoại, Trung Quốc đang thực sự lo ngại một đụng độ ngoài ư muốn với Hoa Kỳ và đồng minh ?