Đó là sông Me Kong. Đây là "mặt trận" mới trong cuộc đối đầu Mỹ - Trung. Reuters đưa tin sông Me Kong đang trở thành điểm nóng mới trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm cạnh tranh ảnh hưởng nhưng hiện tại, Bắc Kinh có vẻ đang lấn át Washington.
Me Kong – ḍng sông cung cấp nguồn nước cho hơn 60 triệu người (ảnh: Reuters)
Theo các chuyên gia, chính quyền Tổng thống Trump đang mất dần vị thế đối với các quốc gia thuộc lưu vực sông Me Kong khi tiếp tục duy tŕ gói tài trợ phát triển môi trường có từ thời người tiền nhiệm – ông Obama.
Cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc trên ḍng Me Kong chủ yếu xoay quanh cáo buộc 11 con đập của Trung Quốc liệu có đang gây tổn thương cho các quốc gia vùng hạ lưu hay không.
11 con đập đă giúp Trung Quốc giành quyền kiểm soát lớn hơn đối với nguồn nước Me Kong chảy xuống Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia. Các quốc gia Đông Nam Á này từ lâu đă phụ thuộc vào nguồn nước sông Me Kong để phục vụ nông nghiệp, ngư nghiệp và thủy điện.
Theo các chuyên gia, bằng việc xây đập và trực tiếp kiểm soát nguồn nước Me Kong, Trung Quốc “trên cơ” Mỹ về tầm ảnh hưởng đối với các nước khu vực hạ lưu sông.
“Cạnh tranh ảnh hưởng trên sông Me Kong đang trở thành vấn đề chính trị lớn, tương tự như sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ở Biển Đông”, Witoon Permpongsacharoen – chuyên gia thuộc Tổ chức Năng lượng và Sinh thái sông Me Kong (MEE Net) – nhận xét.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc xây đập chặn nước sông Me Kong (ảnh: Reuters)
Có khoảng 60 triệu người sống dựa vào nguồn nước từ sông Me Kong để phục vụ nông nghiệp và nghề đánh cá. Ḍng sông bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua Đông Nam Á trước khi đổ ra biển.
Năm ngoái, một số quốc gia vùng hạ lưu Me Kong đă chứng kiến hạn hán lịch sử, khi mực nước sông hạ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc đă trữ nước sông Me Kong trong 11 con đập, gây tổn hại đến đời sống và kinh tế của hàng triệu người dân hạ nguồn.
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng, bất kỳ cáo buộc nào từ phía Mỹ nói Bắc Kinh kiểm soát nước sông Me Kong là vô căn cứ.
“Các quốc gia nằm ngoài lưu vực sông Me Kong nên kiềm chế và tránh gây thêm rắc rối vô căn cứ”, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố.
Hồi tháng 4, một nghiên cứu do Mỹ tài trợ kết luận rằng, những con đập của Trung Quốc đă trữ nước trong suốt đợt hạn hán năm ngoái.
Đại sứ Mỹ tại Campuchia Patrick Murphy cho rằng, kết luận này là chính xác và Trung Quốc đă trữ nước ở thượng nguồn, khiến hạ lưu sông Me Kong gần như cạn khô.
Trung Quốc phủ nhận cáo buộc này, cho rằng kết luận từ Mỹ là “âm mưu chính trị nhắm vào Trung Quốc với mục đích xấu”.
Tuần nước, Thời báo Hoàn cầu Trung Quốc cũng đăng tải bài viết cho rằng, các đập của nước này đă “giúp giảm bớt t́nh trạng hạn hán ở hạ lưu sông Me Kong”.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây từ Đại học Thanh Hoa và Viện Tài nguyên nước Trung Quốc lại cho rằng, các con đập của nước này có thể giúp giảm hạn hán, nhưng là trong tương lai chứ không phải ở đợt hạn lịch sử xảy ra năm 2019.
Sông Me Kong đoạn chảy ra Thái Lan trong mùa hạn (ảnh: Reuters)
Mỹ đă chi 120 triệu USD cho Sáng kiến hạ lưu sông Me Kong nhưng Trung Quốc có vẻ trội hơn Mỹ về mặt chi tiền. Năm ngoái, Bắc Kinh đă thành lập quỹ trị giá 300 triệu USD để hỗ trợ các nghiên cứu về ḍng sông.
Kể từ năm 2002, Trung Quốc bắt đầu thông báo cho các quốc gia hạ nguồn sông Me Kong về thời điểm các con đập của nước này sẽ xả nước.
Tuy nhiên, Trung Quốc chưa bao giờ đồng ư cùng thỏa thuận với các quốc gia ở hạ nguồn sông Me Kong về việc lập kế hoạch, phân phối nguồn nước của ḍng sông.
VietBF@ sưu tầm.