Hoạt động bào chế vaccine pḥng COVID-19 trên thế giới tiến triển tích cực. Một số công ty công nghệ sinh học và sản xuất dược phẩm trên thế giới hôm 20/7 đă công bố những bước tiến khả quan trong cuộc chạy đua điều chế vaccine pḥng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Rất hy vọng vaccin này ra sớm hơn dự định.
Theo kết quả được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet cùng ngày, vaccine thử nghiệm AZD1222 do tập đoàn AstraZeneca (Anh-Thụy Điển) và Đại học Oxford (Anh) phối hợp bào chế cho kết quả an toàn và tạo ra kháng thể ở người trong giai đoạn đầu cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Cụ thể, vaccine AZD1222 không gây tác dụng phụ nghiêm trọng, tạo ra kháng thể mạnh và các phản ứng miễn dịch của tế bào T. Cuộc thử nghiệm này được tiến hành ở hơn 1.000 người trưởng thành tại Anh. Mặc dù vậy, các nhà khoa học cần tiến hành nghiên cứu thêm trước khi có thể xác nhận vaccine này bảo vệ hiệu quả và lâu dài trước virus SARS-CoV-2.
Giới thiệu các mẫu vaccine pḥng COVID-19 do Sinopharm sản xuất tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, các nhà nghiên cứu Trung Quốc thông báo vaccine Ad5-nCOV do công ty sản xuất vaccine CanSino Biologics và đơn vị nghiên cứu thuộc quân đội nước này hợp tác bào chế cũng chứng tỏ an toàn và tạo ra kháng thể ở đa số những người được tiêm một mũi. Kết quả được công bố sau khi các nhà nghiên cứu tiến hành giai đoạn hai cuộc thử nghiệm vaccine ở hơn 500 người tại Trung Quốc. Thông tin này sẽ thúc đẩy các nhà nghiên cứu triển khai giai đoạn cuối cuộc thử nghiệm vaccine ở quy mô rộng. Cuối tháng 6 vừa qua, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đă "bật đèn xanh" cho phép quân đội sử dụng vaccine Ad5-nCOV trong thời hạn một năm dù vaccine này chưa bước vào giai đoạn cuối cuộc thử nghiệm lâm sàng.
Trong khi đó, công ty công nghệ sinh học BioNTech của Đức và công ty dược phẩm lớn Pfizer của Mỹ công bố thêm thông tin về cuộc thử nghiệm giai đoạn đầu một loại vaccine COVID-19 cho thấy vaccine này an toàn và tạo ra phản ứng miễn dịch ở người. Hai công ty trên nêu rơ dữ liệu cho thấy vaccine thử nghiệm đă tạo ra các phản ứng của tế bào T ở mức cao chống lại virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Kết quả được công bố sau khi Đức tiến hành tiêm thử nghiệm hai liều vaccine lần lượt ở 60 t́nh nguyện viên khỏe mạnh. Đầu tháng này, các công ty trên cũng thông báo cuộc thử nghiệm tương tự ở Mỹ cho thấy các t́nh nguyện viên tạo ra các kháng thể tiêu diệt virus.
Trên thế giới hiện có hơn 150 vaccine tiềm năng đang được phát triển và thử nghiệm nhằm chặn đứng đại dịch COVID-19 đến nay đă cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngh́n người. Có 23 “ứng viên” vaccine đang được thử nghiệm lâm sàng ở người.
VietBF@ sưu tầm.