Một báo cáo mới đă tiết lộ Trung Quốc đang sử dụng Twitter để định h́nh, quản lư và kiểm soát các thông tin liên quan đến việc xử lư đại dịch virus Corona Vũ Hán, các cuộc biểu t́nh ở Hong Kong, Đài Loan và về tỷ phú Trung Quốc Quách Văn Quư (Guo Wengui).
Báo cáo có tiêu đề “Retweeting through the Great Firewall” (Tweet lại thông qua Vạn Lư Hỏa Thành) của Viện Chính sách chiến lược Úc (ASPI) cho thấy, hoạt động này chủ yếu tập trung vào người dùng nói tiếng Trung Quốc bên ngoài Trung Quốc đại lục và tiếp tục chiến lược dài hạn của Trung Quốc khi tận dụng các nền tảng mạng xă hội phương Tây để phục vụ lợi ích của ḿnh.
Các chiến dịch về cơ bản là “các làn sóng thông tin sai lệch” gắn liền với “các hoạt động có ảnh hưởng” và “các thông điệp ngoại giao”, tất cả được phối hợp nhuần nhuyễn để chống lại sự chú ư của quốc tế đối với chính quyền độc tài này.
Bản báo cáo đă kiểm tra 348.608 bài đăng, được đăng từ tháng 1/2018 cho đến ngày 17/4/2020. Các bài đăng đến từ 23.750 tài khoản Twitter. Báo cáo cho thấy các tài khoản này hoạt động trong giờ làm việc (từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều) theo múi giờ Bắc Kinh. Hầu như không có bài viết nào được đăng tải trong những ngày cuối tuần.
Chính Twitter đă quy kết nhiều tài khoản có liên hệ với Trung Quốc. Trong một tuyên bố vào tháng 8/2019, Twitter cho biết họ đă có “bằng chứng đáng tin cậy” để có thể suy đoán đây là “một hoạt động do nhà nước phối hợp hỗ trợ”.
“Cụ thể, chúng tôi đă xác định các cụm tài khoản lớn hoạt động theo cách phối hợp để khuếch đại các thông điệp liên quan đến các cuộc biểu t́nh ở Hong Kong”, theo thông tin từ báo cáo. Nhiều tài khoản Twitter được truy cập thông qua mạng riêng ảo (VPN).
Twitter, cùng với Facebook và YouTube, đă bị chặn và không thể truy cập ở Trung Quốc.
Gần đây hơn, vào ngày 12/6, Twitter đă xóa 30.000 tài khoản có kết nối với các kênh do nhà nước hậu thuẫn có liên hệ với Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Twitter c̣n xóa thêm 150.000 tài khoản “khuếch đại” trên các kênh được sử dụng để chuyển tiếp và truyền bá thông tin tới số lượng người dùng lớn.
Báo cáo ASPI đă xác định các ví dụ (pdf) về loại nội dung mà Trung Quốc quảng bá trên Twitter. Trong số này có nhiều bài viết liên quan đến các cuộc biểu t́nh ở Hong Kong, trong đó coi những người biểu t́nh ủng hộ dân chủ đă can thiệp vào việc ngăn chặn virus Corona Vũ Hán.
Một bài đăng có h́nh ảnh của chủ tịch bệnh viện đa khoa Vũ Hán ca ngợi các bác sĩ với nội dung cụ thể như sau: “Vào thời điểm khủng hoảng này, Hong Kong nên đoàn kết, nhưng thời kỳ chống dịch ở Hong Kong quá hỗn loạn, và các yếu tố hỗn loạn vẫn lợi dụng những hành động đáng khinh để đạt được lợi ích chính trị và kinh tế…”
Một bài đăng khác đă cố gắng khẳng định Đài Loan đă không thành công trong việc ngăn chặn virus: “Ứng phó của Trung Quốc đối với đại dịch là tốt nhất trên thế giới... [Trong khi] ứng phó của Đài Loan vốn được học từ Trung Quốc đại lục”.
Trên thực tế, Đài Loan đă được ca ngợi trên toàn cầu v́ đă ngăn chặn và xử lư thành công đại dịch này, với tỷ lệ lây nhiễm thấp nhất trên thế giới. Tính đến ngày 11/6, Đài Loan có 443 trường hợp nhiễm virus Corona Vũ Hán và 7 ca tử vong. Cho đến nay, Úc có 7.285 ca nhiễm và 102 trường hợp tử vong. Cả hai quốc gia có tổng dân số tương đương.
Các cuộc bạo loạn và t́nh trạng bất ổn dân sự gần đây bắt nguồn từ cái chết của George Floyd tại Hoa Kỳ cũng đă được tận dụng trong chiến dịch tuyên truyền trên Twitter của Trung Quốc. Một bài đăng vào ngày 3/6 tuyên bố: “Thế giới đang nghi ngờ mạnh mẽ về ‘nhân quyền’ của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”.
Các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc đă liên tục quảng bá các tin tức liên quan đến cuộc bạo loạn phân biệt chủng tộc trong những tuần gần đây, để chuyển sự chú ư của thế giới khỏi các vấn đề trong nước của họ, cụ thể là tranh căi xung quanh luật an ninh quốc gia mà Trung Quốc đơn phương áp đặt đối với Hong Kong. Động thái này về cơ bản sẽ loại bỏ nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” vốn cho phép Hong Kong hoạt động như một quốc gia dân chủ.
Vào ngày 30/5, Thời báo Hoàn Cầu trực thuộc Trung Quốc, một nhà b́nh luận về các vấn đề liên quan đến chính quyền này, đă có một bài b́nh luận có tiêu đề, “Cảnh giác! ‘Cảnh tượng đẹp’ ở HK đang lan rộng khắp Hoa Kỳ”.
Tuy nhiên, ASPI nhận thấy rằng, bất chấp những nỗ lực phối hợp trong chiến dịch Twitter của ĐCSTQ, những hoạt động này vẫn thiếu sự tinh tế, hay sự “chắt lọc về ngôn ngữ và văn hóa” để thực sự thu hút khán giả.
Chính quyền Bắc Kinh đă phải dựa vào “các bộ khuếch đại”, tức là thuê những người có ảnh hưởng để có quyền truy cập vào tài khoản Twitter với lượng người theo dơi lớn hơn và nhiều người tham gia hơn để mở rộng ảnh hưởng.
Nó cũng là một cách để gây khó khăn cho việc truy lại dấu vết có liên hệ với Trung Quốc trên nền tảng này.
VietBF @ Sưu Tầm