Los Angeles và Minneapolis là hai thành phố đầu tiên ra lệnh cấm cảnh sát huấn luyện, sử dụng biện pháp kẹp cổ khi trấn áp tội phạm sau cái chết của George Floyd.
Cảnh sát trưởng Los Angeles Michel Moore và Chủ tịch Ủy ban Cảnh sát Los Angeles Eileen Decker hôm 8/6 nhất trí một lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức về huấn luyện và sử dụng biện pháp chèn ép động mạch cảnh, tức kẹp cổ, để trấn áp tội phạm đối với các sĩ quan thuộc Sở cảnh sát thành phố Los Angeles (LAPD).
Cảnh sát hạt Los Angeles (LASD) cũng đưa ra lệnh cấm tương tự và có hiệu lực "đến khi hội đồng cảnh sát thành phố tiến hành đánh giá chi tiết".
"Sẽ có một lệnh cấm ngay lập tức về việc sử dụng biện pháp chèn ép động mạch cảnh (kẹp cổ) đối với nhân viên LASD trong mọi t́nh huống để không dẫn đến chết người", tuyên bố của LASD cho hay.
Theo lệnh cấm mới, tất cả các nhân viên cảnh sát Los Angeles bị cấm sử dụng động tác "kẹp, siết cổ hoặc chèn ép động mạch cảnh nói chung, được thực hiện bằng chân hoặc đầu gối" khi làm việc. Biện pháp chèn ép động mạch cảnh tác động vào động mạch đi từ ngực qua cổ, dẫn tới năo, hạn chế lưu lượng máu lên năo, có thể khiến nạn nhân bất tỉnh.
Cảnh sát Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ, bắt người tham gia biểu t́nh hôm 30/5. Ảnh: AP.
Thẩm phán Karen Janisch, hạt Henneipin, bang Minnesota, hôm qua cũng ra lệnh cho các thành viên Sở cảnh sát Minneapolis ngừng sử dụng động tác kẹp cổ, siết cổ khi đối phó với nghi phạm. Lệnh cấm này được Thị trưởng Jacob Frey và hội đồng thành phố đưa cuối tuần trước.
Theo lệnh ṭa án, bất kỳ sĩ quan cảnh sát nào đều phải báo cáo nếu đang ở hiện trường và quan sát thấy đồng nghiệp sử dụng vũ lực trái phép, bao gồm siết cổ hay kẹp cổ. Sĩ quan cũng được yêu cầu can thiệp khi nh́n thấy hành vi sử dụng vũ lực trái phép, nếu không sẽ phải chịu kỷ luật như chính họ sử dụng vũ lực bị cấm.
Chỉ cảnh sát trưởng hoặc phó cảnh sát trưởng được chỉ định mới được quyền phê chuẩn việc sử dụng vũ khí kiểm soát đám đông trong các cuộc biểu t́nh, bao gồm chất hóa học, đạn cao su, lựu đạn choáng, dùi cui, đạn màu.
"Quyết định của ṭa án hôm nay sẽ tạo ra thay đổi lập tức trong cộng đồng người da màu và bản địa, những người đă phải chịu nhiều đau đớn và đau khổ qua nhiều thế hệ do nạn phân biệt chủng tộc và các vấn đề chính sách lâu nay", Ủy viên Nhân quyền Minnesota Rebecca Lucero nói.
Các động thái cải tổ lực lượng cảnh sát được hai thành phố Mỹ đưa ra sau cái chết của người da màu George Floyd. Người đàn ông 46 tuổi này tử vong hôm 25/5 sau khi bị cựu sĩ quan cảnh sát Derek Chauvin gh́ gối lên gáy gần 9 phút tại Minneapolis, với cáo buộc tiêu tiền giả.
Chauvin đă bị truy tố tội giết người cấp độ hai, tức cố ư giết người nhưng không có suy tính hay kế hoạch từ trước, và ngộ sát, đối mặt 40 năm tù. Ba đồng nghiệp của Chauvin bị truy tố tội hỗ trợ và tiếp tay cho giết người cấp độ hai.
Cái chết của Floyd đă dẫn tới các cuộc biểu t́nh trên toàn nước Mỹ và nhiều quốc gia khắp thế giới, phản đối bạo lực của cảnh sát và đ̣i b́nh đẳng cho người da màu.
VietBF@sưu tập