Mặc dù chính phủ Mỹ đă tung ra các gói cứu trợ doanh nghiệp nhỏ trị giá hàng trăm tỉ USD, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn không thoát khỏi t́nh trạng phá sản.
Không thoát khỏi phá sản
Các doanh nghiệp nộp đơn phá sản theo chương 11 của luật phá sản liên bang Mỹ đă tăng mạnh vào tháng 3 vừa qua.
Các luật sư cho biết họ nhận thấy các dấu hiệu nhiều chủ doanh nghiệp đang nghiêng về phương án phá sản nhiều hơn.
Các công ty buộc phải đóng cửa hoặc cắt giảm hoạt động kinh doanh nhằm ngăn sự lây lan của dịch COVID-19 thường có nhiều khoản nợ và triển vọng mở cửa kinh doanh trở lại không sáng sủa. Ngay cả những người nhận được khoản trợ cấp khẩn cấp của chính phủ cũng không chắc khoản tiền đó đủ duy tŕ hoạt động kinh doanh.
Các công ty dễ có khả năng phá sản nhất gồm hàng ngh́n nhà hàng và cửa hàng bán lẻ đă đóng cửa hơn một tháng trước. Một số nhà hàng cố gắng kiếm được 1 phần nhỏ thu nhập nhờ chính sách bán đồ ăn mang về, nhưng họ vẫn đang gặp nhiều khó khăn tài chính.
Các cửa hàng bán lẻ độc lập và quy mô nhỏ, bao gồm cả cửa hàng trực tuyến, cũng đang đối mặt với t́nh cảnh tương tự. Các hăng thời trang bán lẻ c̣n có thêm vấn đề về hàng tồn kho mùa đông mà họ khó có thể bán được với mùa xuân trong khi mùa hè đang tới. Các công ty dầu mỏ độc lập có doanh thu sụt giảm nghiêm trọng do sự sụp đổ của giá dầu thô.
Cô Jennifer Bennett, người vừa đóng cửa nhà hàng Zazie ở San Francisco vào ngày 22/4 vừa qua, cho biết vẫn đang chờ đợi nhận được khoản hỗ trợ tài chính từ chính phủ liên bang, bang và thành phố. Ngay cả khi nhận được tiền, cô cũng không biết liệu doanh thu có đủ chi trả cho các hóa đơn hay không để cô có thể mở lại nhà hàng.
Đó là chưa kể, theo yêu cầu giăn cách xă hội, các bàn ăn phải cách nhau khoảng 2m. "Hiện tại hệ thống nhà hàng của tôi chỉ phục vụ khoảng 60- 65% công suất. Tôi đang nghĩ tới t́nh huống phá sản," cô Bennett nói.
Ông Paul Singerman, một luật sư chuyên xử lư các vụ phá sản tại hăng luật Berger Singerman ở thành phố Miami, cho biết các doanh nghiệp nhỏ cũng đang có những suy nghĩ tương tự. "Không có dấu hiệu nào cho thấy khi nào các hoạt động kinh doanh có thể khôi phục lại như trước thời đại dịch," ông Singerman nói.
Doanh nghiệp lớn cũng điêu đứng
Ngay cả các tập đoàn lớn cũng gặp phải t́nh trạng kinh doanh khó khăn. Một số thương hiệu bán lẻ đă phải đóng cửa các cửa hàng. Công ty sản xuất hàng may mặc True Religion đă nộp đơn phá sản hồi đầu tháng này, cho biết việc đóng cửa một loạt các cửa hàng do dịch COVID-19 đă khiến cho hoạt động kinh doanh ngưng trệ.
Các báo cáo gần đây cho biết chuỗi bán lẻ Neiman Marcus và J.C.Peyey, những thương hiệu hàng đầu tại Mỹ nhiều năm qua vẫn đối mặt với doanh số giảm sút, sẽ nộp đơn xin bảo hộ phá sản sớm.
Theo Viện Phá sản Mỹ, một tổ chức thương mại của các luật sư và các chuyên gia khác liên quan đến thủ tục phá sản, số lượng hồ sơ phá sản theo Chương 11 đă tăng 18% trong tháng 3 so với một năm trước đó, một sự trái ngược rơ ràng từ mức giảm 20% trong tháng 2. Những con số này không phân chia theo quy mô công ty, nhưng do phần lớn các công ty tại Mỹ có quy mô nhỏ và trung b́nh, nên điều này cho thấy các công ty quy mô nhỏ đang gặp rất nhiều khó khăn.
Chính phủ liên bang tính đến nay đă phê duyệt hoặc giải ngân hơn 2 triệu khoản vay và trợ cấp cho các doanh nghiệp nhỏ với tổng trị giá gần 360 tỷ USD. Một khoản hỗ trợ trị giá 310 tỷ đô la khác cũng đang sắp được giải ngân.
Tuy nhiên, số tiền này có thể là phương án duy tŕ tạm thời cho các công ty có rất ít hoặc không có doanh thu. Và khoản cứu trợ chuẩn bị giải ngân dự báo cũng sẽ được phân phối rất nhanh nên hàng ngh́n chủ doanh nghiệp tiếp tục không c̣n tiền để duy tŕ hoạt động kinh doanh.
Không có cách nào để dự đoán có bao nhiêu công ty sẽ nộp đơn xin phá sản. Hệ thống ṭa án liên bang đă thu nhận hơn 160.000 hồ sơ phá sản trong cuộc khủng hoảng tài chính từ năm 2008-2010.
Thống kê này không tính toán dựa trên quy mô công ty. Nguyên nhân phá sản chủ yếu là mất khả năng thanh toán, mặc dù một số công ty đă cơ cấu lại các khoản nợ và tiếp tục hoạt động theo Chương 11.
Theo ông Singerman, nhiều công ty chỉ ngừng kinh doanh 1 lần và măi măi không thể hoạt động lại được. Một số chuyên gia ước tính, 170.000 doanh nghiệp Mỹ đă ngừng kinh doanh trong thời dịch COVID-19. Nhưng Đạo luật Tái tổ chức doanh nghiệp nhỏ đă có hiệu lực từ tháng 2 khuyến khích nhiều công ty áp dụng chương 11.
Theo ông Edward Janger, giáo sư tại Trường ĐH Luật Brooklyn ở New York, chuyên gia về luật phá sản cho biết luật này cho phép chủ doanh nghiệp giữ được quyền sở hữu doanh nghiệp thay chứ không rơi vào tay các chủ nợ.
Điều luật này cũng định hướng quá tŕnh tái cấu trúc doanh nghiệp để khoản tiền trả cho luật sư không phải là gánh nặng.
Một thay đổi khác của luật là một thẩm phán chuyên xử lư các vụ phá sản có thể phê duyệt việc tái cấu trúc doanh nghiệp bất chấp sự phản đối của chủ nợ.
Luật sư chuyên về vấn đề phá sản David Wander, hiện công tác tại hăng luật Davidoff Hutcher & Citron, cho biết chủ doanh nghiệp sẽ cố gắng tránh phá sản bằng cách t́m kiếm sự thông cảm từ người cho thuê mặt bằng kinh doanh, chủ nợ và các nhà cung cấp. "Làn sóng phá sản sẽ xảy ra trong những tháng tới và nó sẽ kéo dài," ông nói.
VietBF © sưu tầm