Trung Quốc nhận những tuyên bố xám xịt từ Anh, Pháp, Mỹ. Đây là trong số những nước lớn tuyên bố sẽ giảm sự phụ thuộc về cung ứng của Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực sản xuất của họ ngay sau khi đại dịch Covid-19 có dấu hiệu thuyên giảm.
Tỷ phú Cao Dewang, một doanh nhân người Hoa hiện đang là chủ sở hữu nhà máy sản xuất kính dành cho xe hơi mang tên Fuyao Glass, tại bang Ohio, Mỹ đưa ra nhận định cho rằng vai tṛ trung tâm của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ sớm bị suy yếu ngay sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát.
Dây chuyền sản xuất tại nhà máy Fuyao Glass của doanh nhân gốc Trung Cao Dewang tại bang Ohio, Mỹ. Ảnh: Business Insider
Trả lời phỏng vấn tờ The Bejing News, tỷ phú Cao cho biết Trung Quốc nên sẵn sàng đối mặt với cơ chế thay đổi hệ thống công nghiệp toàn cầu.
The Beijing News cũng trích lại lời của ông Cao: “Sau khi đại dịch kết thúc, chuỗi cung ứng công nghiệp toàn cầu sẽ giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.”
Doanh nhân 74 tuổi c̣n cho rằng Trung Quốc phải hết sức cảnh giác với xu hướng của các công ty đa quốc gia chuyển nhà sản xuất của họ từ Trung Quốc sang các nước khác.
Những đánh giá này được đưa ra khi các nền kinh tế lớn trên thế giới đang nhận định lại khả năng sản xuất của họ, sau khi đại dịch Covid-19 đă gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như dấy lên mối lo ngại về việc cuộc chiến thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.
Một trong số những động thái cho thấy được Mỹ đang lôi kéo các doanh nghiệp, tập đoàn của nước này bằng việc sẽ hỗ trợ tài chính cho họ với điều kiện dời nhà máy về Mỹ. Không chỉ riêng có Mỹ, Nhật Bản cũng đưa ra một gói ngân sách riêng để giúp các công ty, nhà máy thuộc quyền sở hữu của Nhật di dời khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, theo ông Cao th́ các cường quốc trên thế giới sẽ rất ‘chật vật’ để có thể tăng trưởng chuỗi cung ứng nội địa khi các nước này đă phụ thuộc vào Trung Quốc hàng thập kỷ qua.“Ngành công nghiệp của một số quốc gia gần như đă biến mất… nếu họ muốn tái xây dựng một hệ thống công nghiệp độc lập, điều đó sẽ gây ra một các chuỗi thử thách.”
T́m kiếm nhà đầu tư và nhân công giá thành cao là hai trong số những thử thách được tỷ phú gốc Hoa này nhắc tới. “Tại Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu hay Mỹ, thế hệ trẻ…họ rất lưỡng lự với việc đầu tư vào công nghiệp sản xuất, thay vào đó họ đang có xu hướng phát triển đầu tư về mạng internet hay các doanh nghiệp tài chính hơn.”
Trong khi chiến tranh thương mại Mỹ- Trung đă thúc đẩy một số tập đoàn đa quốc gia t́m kiếm các ứng viên thích hợp ngoài Trung Quốc, việc di dời sang các nước Đông Nam Á cũng không phải là sự lựa chọn thích hợp.
Tuy nhiên, trong một thời gian ngắn, các cường quốc trên thế giới khó mà có thể t́m kiếm được thị trường nào phù hợp để thay thế vị trí trung tâm trong chuỗi công nghiệp toàn cầu.
Trung Quốc là nước được hưởng lợi lớn từ toàn cầu hóa trong những thập kỷ qua, đặc biệt kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001, vươn lên trở thành nhà xuất khẩu hàng đầu và chuyển ḿnh thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới..
Tuy vậy, cuộc chiến thương mại Mỹ- Trung và đại dịch Covid-19 đă phủ bóng đen lên vai tṛ trung tâm của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu tới đây.Trong quư I đầu năm nay, ngành xuất khẩu Trung Quốc chứng kiến sự sụt giảm 13,3% so với cùng kỳ năm trước.
David Dollar, một thành viên cấp cao tại Viện Brookings, nói rằng đại dịch đă giúp đẩy Mỹ và Trung Quốc vào mối quan hệ kinh tế tồi tệ nhất trong 40 năm qua.
VietBF@sưu tập