Nga đă thừa hưởng kho tên lửa lớn nhất thế giới từ Liên Xô. Những tên lửa ấy vẫn c̣n hoạt động đến ngày nay và đang được nâng cấp, sau khi tạp chí National Interest (Mỹ) đăng tải bài viết "ICBM của Nga: Hàng tỷ người có thể chết sau một lần ấn nút".
Tên lửa RS-28 Sarmat rời bệ phóng. Ảnh: gifs.com
Không chỉ có sức hủy diệt khủng khiếp, các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Nga c̣n có thể tấn công gần như bất cứ nơi đâu trên hành tinh này.
Theo National Interest, Nga đă thừa hưởng kho tên lửa lớn nhất thế giới từ Liên Xô. Những tên lửa ấy vẫn c̣n hoạt động đến ngày nay và đang được nâng cấp.
Tại vùng Kaliningrad của Nga, các tên lửa đóng vai tṛ chống tiếp cận/chống xâm nhập. C̣n tại lănh thổ chính của Nga, chúng là một phần của lực lượng răn đe chiến lược trong khu vực (tên lửa phi hạt nhân) và răn đe toàn cầu (tên lửa hạt nhân).
Hiện Nga đang chuyển sang hiện đại hóa kho tên lửa hành tŕnh/đạn đạo của ḿnh và trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất tên lửa, cũng như nắm bắt kỹ thuật chế tạo.
Đáng chú ư nhất là các loại tên lửa cỡ lớn, có tầm bắn xa của Moscow. Chúng có thể vươn tới những quốc gia cách xa Nga hàng ngh́n dặm, chẳng hạn như Mỹ.
SS-18 Satan
Tên lửa SS-18 Satan. Ảnh: Military-Today.
Mod 6, phiên bản mới nhất của tên lửa Satan, được triển khai hoạt động vào năm 1988, không lâu trước khi Liên Xô sụp đổ.
Cả tên lửa Mod-6 và người tiền nhiệm của nó - Mod 5, đều có cơ chế pḥng vệ tốt hơn trước các loại tên lửa đánh chặn của đối phương nhờ trang bị đầu đạn mồi bẫy, hệ thống ngắm mục tiêu tốc độ cao, và các đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV).
Tên lửa Satan được đặt trong silo và là hệ thống "thuần" hạt nhân. Với cái tên đáng sợ (Quỷ Xa-tăng), Satan có tầm bắn ấn tượng 11.000 km. Tuy nhiên, hiện tên lửa này đă "già cỗi" và đang dần được Nga thay thế.
RS-28 Sarmat
Tên lửa RS-28 Sarmat sẽ thay thế các ICBM Satan. Ảnh: Internet
Sarmat là một loại ICBM khác đặt trong silo, đây là tên lửa sẽ thay thế hoàn toàn Satan trong tương lai.
Là một trong những mẫu tên lửa mới nhất trong kho vũ khí Nga, Sarmat sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2021 sau khi quá tŕnh một số vấn đề trong quá tŕnh thử nghiệm làm tŕ hoăn thời hạn chuyển giao của nó.
Sarmat được cho là có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau (cả hạt nhân và phi hạt nhân). Nó có thể mang tới "10 đầu đạn cỡ lớn, 16 đầu đạn cỡ nhỏ, hoặc đầu đạn siêu vượt âm".
Theo National Interest, đây có lẽ là một trong những tên lửa bay xa nhất của Nga, với tầm bắn từ 10.000 - 18.000km. Với tầm bắn này, nó có thể đặt toàn bộ thế giới trong tầm ngắm.