Ai Cập ghi nhận số ca tử vong cao nhất trong một ngày. Ngày 7/4, Bộ Y tế Ai Cập ngày thông báo nước này đă ghi nhận thêm 9 ca tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 - số tử vong cao nhất trong một ngày kể từ khi quốc gia Bắc Phi phát hiện ca nhiễm đầu tiên. Như vậy tổng số ca tử vong do mắc COVID-19 tại Ai Cập tính đến nay là 94 người.
Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 tại Giza, Ai Cập. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ Y tế Ai Cập cùng ngày cũng xác nhận thêm 128 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca nhiễm ở nước này lên 1.450 người. Theo Bộ Y tế Ai Cập, tất cả các ca nhiễm mới vừa được ghi nhận đều là công dân Ai Cập trở về từ nước ngoài mới đây hoặc đă tiếp xúc trực tiếp với những trường hợp đă mắc bệnh.
Ai Cập đă triển khai hàng loạt biện pháp chưa từng có tiền lệ nhằm kiềm chế sự lây lan của dịch COVID-19. Theo một thông báo của chính phủ ngày 7/4, Ai Cập sẽ cấm tất cả các sự kiện tụ họp tôn giáo công cộng trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo - dự kiến bắt đầu sau khoảng 2 tuần nữa - nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trong một thông báo riêng rẽ, Bộ phụ trách các nghi lễ Hồi giáo nêu rơ, trong bối cảnh các chuyên gia y tế khuyến nghị thực hiện các biện pháp giăn cách xă hội để ngăn dịch lây lan, Ai Cập cũng sẽ cấm tụ tập đông người cũng như các hoạt động xă hội tập thể. Lệnh cấm cũng áp dụng đối với hoạt động Itikaf, trong đó các tín đồ Hồi giáo dành 10 ngày cuối cùng của tháng lễ Ramadan để cầu nguyện và thiền định ở các thánh đường.
Tại Nam Phi, Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize ngày 7/4 thông báo có thêm 63 ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 tại nước này, theo đó tổng số ca nhiễm tăng lên 1.749 trường hợp, với 13 ca tử vong. Cùng ngày, Ngoại trưởng Nam Phi Naledi Pandor thông báo Bộ Ngoại giao đang làm việc với các cơ quan đại diện ngoại giao của Nam Phi ở nước ngoài nhằm xúc tiến đưa về nước 1.471 công dân, đa số là sinh viên, hiện đang bị kẹt ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, cũng trong ngày 7/4, Ngân hàng dự trữ Nam Phi dự đoán trong năm 2020, ít nhất 370.000 lao động tại nước này sẽ bị mất việc làm do ảnh hưởng của lệnh phong tỏa trên toàn quốc, cũng như những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19.
Tại Algeria, Ủy ban Giám sát khoa học về diễn biến đại dịch COVID-19 cho biết tính đến chiều 7/4 theo giờ địa phương, Algeria ghi nhận thêm 45 ca nhiễm mới và 20 ca tử vong, nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 ở quốc gia này lên 1.468 người và 193 ca tử vong. Tuy nhiên, số ca nhiễm mới đă giảm mạnh so với 103 trường hợp ghi nhận một ngày trước đó.
Theo phóng viên TTXVN tại Algiers, dịch bệnh hiện đă lây lan sang 43/48 tỉnh thành tại quốc gia Bắc Phi này, trong đó các địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất gồm Blida, Algsers, Oran, et Tizi Ouzou. Tổng cộng 90 bệnh nhân mắc COVID-19 đă được chữa khỏi.
Tính đến thời điểm hiện tại, Algeria xếp thứ 2 ở châu Phi về tổng số người mắc COVID-19, sau Nam Phi, nhưng là quốc gia có số ca tử vong cao nhất. Hiện Algeria đang trong t́nh trạng báo động cao nhất để ngăn chặn đại dịch COVID-19. Theo đó, chính quyền yêu cầu tất cả người dân tuân thủ các quy định về pḥng chống dịch, đặc biệt là quy định ở nhà và chỉ đi ra ngoài trong trường hợp khẩn cấp.
Trung tâm Pḥng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh châu Phi (Africa CDC) cho biết tính đến ngày 7/4, số ca mắc COVID-19 ở châu lục này đă lên tới 10.075 người, trong đó 487 ca tử vong. Hiện 5 quốc gia có số ca mắc COVID-19 cao nhất tại châu Phi theo thứ tự gồm Nam Phi, Algeria, Ai Cập, Maroc và Tunisia.
VietBF@ sưu tầm.