03/31/20
Trong lúc đang đứng đầu bảng các quốc gia có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới, Hoa Kỳ vẫn rất hào phóng chia sẻ những khó khăn của các quốc gia đang quằn quại vì dịch bệnh.
Time Photo
Hoa Kỳ đang huy động tất cả các nguồn lực cần thiết để đáp ứng nhanh chóng, cả trong và ngoài nước,
Bộ Ngoại giao và USAID đang cung cấp nguồn tài trợ ban đầu gần 274 triệu USD để viện trợ nhân đạo và y tế khẩn cấp, giúp các quốc gia có nhu cầu, cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).
Nguồn tài trợ này cho đến nay bao gồm gần 100 triệu USD hỗ trợ y tế khẩn cấp từ Quỹ Dự trữ khẩn cấp y tế toàn cầu của USAID và 110 triệu USD viện trợ nhân đạo từ tài khoản Viện trợ thiên tai quốc tế của USAID, được cung cấp cho 64 quốc gia có nguy cơ cao nhất đối mặt với mối đe dọa đại dịch toàn cầu này. Thông qua Cục Dân số, Người tị nạn và Di cư của Bộ Ngoại giao, Cơ quan tỵ nạn Liên Hợp Quốc (UNHCR) sẽ nhận được 64 triệu USD hỗ trợ nhân đạo để giúp giải quyết các mối đe dọa do COVID-19 gây ra trong tình huống khủng hoảng hiện tại đối với một số người dễ bị tổn thương nhất thế giới.
Các cơ quan chính phủ Hoa Kỳ đang hợp tác để ưu tiên viện trợ cho các quốc gia dựa trên sự phối hợp và khả năng tác động. Dưới đây là danh sách các quốc gia thuộc châu Á, trong đó có Việt Nam, gồm:
Afghanistan: Khoảng 5 triệu USD; Bangladesh: 3,4 triệu USD; Miến Điện (Burma): Khoảng 3,8 triệu; Campuchia: Khoảng 2 triệu USD; Ấn Độ: 2,9 triệu USD; Indonesia: 2,3 triệu USD; Kazakhstan: Hơn 800.000 USD; Kyrgyzstan Khoảng 883.000 USD; Lào: Gần 2 triệu USD, Mông Cổ: Gần 1,2 triệu USD; Nepal: 1,8 triệu USD; Papua New Guinea: 1,2 triệu USD; Quần đảo Thái Bình Dương: 2,3 triệu USD, Pakistan: 1 triệu USD, Philippines: Gần 4 triệu USD; Sri Lanka: 1,3 triệu USD; Tajikistan: Khoảng 866.000 USD; Thái Lan: Khoảng 1,2 triệu USD; Turkmenistan: 920.000 USD; Timor Leste: 1,1 triệu USD.
Việt Nam được chính phủ Hoa Kỳ giúp gần 3 triệu USD viện trợ y tế như chuẩn bị hệ thống phòng thí nghiệm, phát hiện và giám sát tình hình dịch bệnh, hỗ trợ các chuyên gia kỹ thuật để ứng phó, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh và sự lây lan. Trong 20 năm qua, Hoa Kỳ đã đầu tư hơn 706 triệu USD cho Việt Nam về y tế và hơn 1,8 tỷ USD nguồn tài trợ khác.
Ngoài ra, Hoa Kỳ cũng viện trợ 24,3 triệu USD cho các tổ chức quốc tế như WHO và UNICEF; 64 triệu USD cho UNHCR của Kế hoạch ứng phó nhân đạo toàn cầu trong đại dịch COVID-19 của Liên hợp quốc để giải quyết các thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra cho người tị nạn, IDP và tổ chức các cộng đồng ở các quốc gia đang phải đối mặt với khủng hoảng phức tạp trên khắp châu Phi, châu Á, Trung Đông, và Nam Mỹ.
Kể từ năm 2009, những người nộp thuế ở Mỹ đã đóng góp rất nhiều cho hơn 100 tỷ USD viện trợ y tế và gần 70 tỷ USD hỗ trợ nhân đạo trên toàn cầu. “Đất nước chúng tôi tiếp tục là nhà tài trợ y tế và nhân đạo lớn nhất cho cả nỗ lực phát triển lâu dài và nâng cao năng lực với các đối tác và các nỗ lực ứng phó khẩn cấp khi đối mặt với khủng hoảng. Số tiền này đã cứu sống, bảo vệ những người dễ bị bệnh nhất, xây dựng các tổ chức y tế và thúc đẩy sự ổn định của cộng đồng và quốc gia.”, theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Tham khảo thêm danh sách các quốc gia được nhận trong gói tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Tại đây:
danh sách các quốc gia được nhận trong gói tài trợ của chính phủ Hoa Kỳ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Đ.T.
SGN