Lầu Năm Góc chính thức xác nhận số lính Mỹ bị chấn động năo sau vụ tập kích tên lửa Iran ngày 8/1 là 50 người, cao hơn thống kê ban đầu rất nhiều là 11.
"Cho đến hôm nay, 50 binh sĩ Mỹ được chẩn đoán bị tổn thương năo do chấn động (TBI)", trung tá Thomas Campbell, người phát ngôn Lầu Năm Góc, cho biết trong tuyên bố hôm 28/1.
Trong số này có 31 người được điều trị tại Iraq và đă trở lại làm việc, Campbell xác nhận. 18 quân nhân Mỹ đă được đưa đến Đức để đánh giá và điều trị thêm. Số lính Mỹ bị thương do TBI này cao hơn đáng kể so với những báo cáo được Lầu Năm Góc công bố trước đây về hậu quả của trận tập kích bằng tên lửa đạn đạo do Iran thực hiện rạng sáng 8/1 vào hai căn cứ có lính Mỹ đồn trú ở Iraq.
Bộ Quốc pḥng Mỹ ban đầu nói rằng không có người bị thương trong vụ tấn công, nhưng sau đó cho biết có 11 binh sĩ được chẩn đoán bị TBI. Con số này được nâng lên 34 người hồi tuần trước và hiện nay là 50.
Lầu Năm Góc không cập nhật thông tin về 8 quân nhân được đưa về Mỹ hồi tuần trước để kiểm tra sức khỏe và điều trị. Giới chức Mỹ thừa nhận các triệu chứng của TBI không thể phát hiện được ngay lập tức.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) rạng sáng 8/1 phóng 22 tên lửa vào hai căn cứ của lực lượng Mỹ và liên quân tại Iraq nhằm trả thù cho tướng Qassem Soleimani, tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds bị hạ sát trong cuộc không kích của Mỹ hôm 3/1.
Tổng thống Mỹ Donald Trump sau đó cho biết đ̣n tập kích tên lửa "không gây thương vong" cho lính Mỹ và chỉ gây "thiệt hại tối thiểu", đồng thời khẳng định Washington sẵn sàng t́m kiếm ḥa b́nh với Tehran.
Lính Mỹ tại căn cứ Ain al-Asad ở Iraq hôm 13/1. Ảnh: AFP.
Số lính bị thương v́ TBI ngày càng tăng sau vụ tập kích tên lửa đă làm dấy lên tranh căi chính trị sau những b́nh luận gần đây của Trump rằng các binh sĩ chỉ bị "đau đầu" và thương tích "không nghiêm trọng".
William Schmits, chủ tịch Hội Cựu binh Mỹ tham chiến ở nước ngoài (VFW), cuối tuần trước yêu cầu Trump xin lỗi v́ "những b́nh luận sai sự thật".
"Chúng tôi yêu cầu Tổng thống và Nhà Trắng cùng tham gia trong nỗ lực giúp người Mỹ hiểu về những nguy hiểm mà chấn động năo gây ra cho những người lính bảo vệ đất nước trong những thời khắc khó khăn. Hơn bao giờ hết, các quân nhân của chúng tôi cần sự hỗ trợ toàn diện trong môi trường đầy thử thách này", Schmits nói.
Chấn động năo được cho là "dạng thương tích điển h́nh" và là "căn bệnh vô h́nh" với các cựu binh sống sót sau những vụ đánh bom vệ đường ở Iraq và Afghanistan. Lầu Năm Góc và Bộ Cựu binh Mỹ ước tính khoảng 408.000 quân nhân trên toàn thế giới đă phải chịu một số dạng thương tích do chấn động năo trong 20 năm qua.
VietBF © sưu tầm