Iran đă chính thức yêu cầu phía Mỹ nhanh chóng rút toàn bộ quân ra khỏi nước này. Bất chấp những động thái giảm căng thẳng mới đây giữa Mỹ và Iran, Thủ tướng Iraq – ông Adil Abdul-Mahdi đă chính thức lên tiếng yêu cầu Mỹ phải vạch ra lộ tŕnh rút quân khỏi Iraq trong thời gian sớm nhất.
Thủ tướng Iraq yêu cầu Mỹ nhanh chóng rút quân khỏi nước này (ảnh: AP News)
“Yêu cầu Mỹ rút quân được Thủ tướng Iraq được đưa ra, trong cuộc gọi điện đàm vào tối thứ Năm (9.1) với Ngoại trưởng Mỹ - ông Mike Pompeo”, văn pḥng Thủ tướng Iraq cho biết.
"Ông Pompeo là người đă gọi điện trước”.
Theo thông báo chính thức từ văn pḥng Thủ tướng, ông Adil Abdul-Mahdi đă nói với ông Pompeo rằng, các hành động tấn công gần đây của Mỹ tại Iraq, là sự xâm phạm không thể chấp nhận được đối với chủ quyền nước này. Hành động của Mỹ đă vi phạm các thỏa thuận an ninh giữa hai nước và luật pháp quốc tế.
Thủ tướng Iraq yêu cầu ông Pompeo gửi ngay các phái đoàn đến Iraq, để chuẩn bị xây dựng cơ chế rút các lực lượng Mỹ, ra khỏi Iraq.
“Thủ tướng (Abdul-Mahdi) nói rằng, lực lượng Mỹ đă vi phạm chủ quyền Iraq và các máy bay không người lái của họ đă tấn công trong không phận Iraq mà không được sự cho phép của chính quyền sở tại. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận song phương”, tuyên bố nhấn mạnh.
Vào hôm Chủ nhật tuần trước (5.1), Quốc hội Iraq cũng đă thông qua một nghị quyết yêu cầu trục xuất quân đội Mỹ khỏi nước này, sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái ngày 3.1, sát hại tướng Iran Qassem Soleimani và một chỉ huy dân quân cấp cao của Iraq.
Trong cuộc bỏ phiếu thông qua nghị quyết, ông Abdul-Mahdi cũng đă lên tiếng kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm loại quân Mỹ khỏi Iraq.
Theo các nguồn tin, Thủ tướng Iraq tỏ ra rất sốt sắng trong việc yêu cầu Mỹ rút quân, bất chấp những tín hiệu gần đây cho thấy sự xuống thang căng thẳng giữa Tehran và Washington.
Nếu rút quân khỏi Iraq, lợi ích chính trị tại Trung Đông của Mỹ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng (ảnh: AP News)
Hiện có khoảng 5.200 lính Mỹ ở Iraq làm nhiệm vụ hỗ trợ và huấn luyện cho quân đội nước này nhằm chống lại IS. Nếu rút quân, nhiều khả năng những kết quả chống IS trước đó của Mỹ có thể “đổ sông đổ bể”, trong bối cảnh nhóm này đang có dấu hiệu hồi sinh giữa lúc căng thẳng chính trị tại Trung Đông. Tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực cũng sẽ suy giảm đáng kể.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng xác nhận việc ông Pompeo gọi điện cho ông Abdul-Mahdi, tuy nhiên, không đề cập đến việc quân đội Mỹ có chấp nhận rút khỏi Iraq hay không.
Các quan chức quân sự hàng đầu của Mỹ, bao gồm Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley và Bộ trưởng Quốc pḥng Mark Esper, cho biết Mỹ không có kế hoạch rút quân đội khỏi Iraq.
Việc Iraq đấy mạnh kế hoạch loại bỏ các lực lượng Mỹ diễn ra trong bối cảnh sự tức giận của người dân Iraq đang tăng cao. Iraq là quốc gia gánh chịu hậu quả trực tiếp, sau các màn đáp trả giữa Mỹ và Iran.
Các cuộc biểu t́nh lớn đă diễn ra tại Baghdad (thủ đô Iraq) vào ngày 10.1. Những người biểu t́nh cho rằng, chính quyền Iraq đă quá yếu kém, khi để cho Mỹ và Iran nhiều lần vi phạm chủ quyền thông qua những màn tấn công lẫn nhau.