Trong số các món ăn cầu kỳ, xa hoa bậc nhất đứng đầu là món óc khỉ. Món ăn này được đánh giá là món ăn tàn bạo, độc ác khiến ai nghe đến cũng phải khiếp sợ.
Gan ngỗng
Gan ngỗng béo (foie gras) nằm trong danh sách những món ăn đắt đỏ bậc nhất thế giới, được xưng hàng "thần thánh" trong giới ẩm thực do hương vị vô cùng thơm ngon, béo ngậy, mềm mịn như lụa...
Nhưng để có được những miếng gan béo, người ta áp dụng một hình thức chăn nuôi thô bạo: Các ống thức ăn được nối với miệng ngỗng gần như 24/7, liên tục nhồi ngũ cốc vào dạ dày chúng, bắt gan làm việc liên tục và phát triển quá cỡ.
Việc ép ăn này nhằm làm gan ngỗng sinh mỡ, to gấp 10 lần gan ngỗng bình thường. Hậu quả, lá gan béo phì khiến chúng thở, đi lại rất khó khăn. Theo kết quả nghiên cứu, những con ngỗng vỗ béo có tỉ lệ chết cao gấp 20 lần so với ngỗng không bị ép ăn.
Dù gan ngỗng béo là một món ăn vô cùng hấp dẫn nhưng quá trình nuôi này bị đánh giá là quá dã man. Vì vậy, nhiều nơi trên thế giới cũng đã ban hành lệnh cấm tiêu thụ món Foie gras xa xỉ này như New York (Mỹ), Anh, Argentina, Ấn Độ, Nauy, Phần Lan, Nam Phi, Thụy Điển, Israel,...
Vây cá mập
Vây cá mập - thứ nguyên liệu nấu súp vi cá mập nổi tiếng đắt đỏ nhất nhì thế giới, được xem là một trong những biểu tượng của đẳng cấp và sự giàu sang - luôn có giá cực kỳ cao, 1kg cũng có giá vài ngàn đôla. Nó là món hàng có giá thứ 3 trên thị trường "chợ đen", sau vàng, súng và xếp trên cả ngà voi.
Vào thời cổ đại, vây cá mập là thực phẩm đắt tiền, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Đây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và quý giá.
Tuy nhiên, quy trình đánh bắt để có được thứ vây cá đắt đỏ bậc nhất hành tinh từng bị nhiều tổ chức lên án bởi mức độ tàn nhẫn. Theo đó, từng con cá mập sẽ được câu lên bờ, chúng sẽ cắt hết hoàn toàn vây, bao gồm 2 vây lưng, 2 vây ngực, 3 vây cận đuôi và vây đuôi dưới. Vì chỉ cần đến vây cá nên những gì còn sót lại được xem là vô giá trị.
Sự thật tàn nhẫn sau món ăn trứ danh phục vụ đại gia
Súp vi cá mập nổi tiếng đắt đỏ.
Dù cá còn sống hay đã chết, chúng đều sẽ bị ném xuống biển. Lúc này, số phận của cá mập cũng rất bi thảm. Bị thương rất nặng, cũng không thể bơi, chúng chỉ có thể chờ chết vì mất máu hoặc bị xâu xé bởi các loài cá khác.
Óc khỉ
Người Trung Quốc tin rằng óc khỉ là món “thập toàn đại bổ”. Từ xa xưa vua chúa đã dùng món ăn quý hiếm này để chiêu đãi khách ngoại quốc. Bây giờ, nhiều người vẫn tin rằng đây là món cực kỳ bổ dưỡng.
Khỉ sau khi bắt về được cho ăn bằng những loại thức ăn tinh khiết nhất như tổ yến, nhân sâm, rượu nhung hươu và tắm rửa hàng ngày để loại bớt mùi hôi trên cơ thể. Khi thiết yến, mỗi con khỉ sẽ được bôi hương liệu thơm phức và nhốt trong một chiếc lồng có khoét một lỗ nhỏ sao cho vừa đủ chỗ để đầu khỉ nhô lên.
Con khỉ đáng thương sẽ bị trói thẳng đứng, phần đầu được đỡ trong một cái khung, 2 miếng gỗ hình bán nguyệt đặt 2 bên sao cho phần não lộ ra, lông phía trên đầu được cạo sạch. Người ta sẽ sử dụng một chiếc đục nhỏ và một chiếc búa rồi nhanh chóng lấy đi miếng xương sọ, để lộ phần não vẫn còn dính máu ra ngoài. Người ăn sẽ dùng một chiếc thìa múc trực tiếp để ăn. Đặc biệt, phải ăn nhanh trước khi con khỉ chết.
Họa mi nướng
Họa mi nướng là một món ăn thượng hạng, chỉ dành cho giới lắm tiền nhiều của, được chế biến cầu kỳ. Dù được coi là món ăn thể hiện sự đẳng cấp, tinh hoa nhưng đằng sau đó là một sự tàn nhẫn kinh hoàng.
Những con chim sau khi sập bẫy bị giam trong những chiếc lồng chật ních và liên tục được nhồi nhét thức ăn cho đến khi béo mẫm, gấp 2 đến 4 lần trọng lượng bình thường.
Sau khi đạt số cân nặng hoàn hảo, người ta sẽ dìm ngập chim trong rượu Armagnac để chúng chết từ từ. Quá trình này khiến cho những thớ thịt chim ngấm dần vị ngọt của rượu và lớp da chuyển sang màu vàng ô liu. Cuối cùng, đầu bếp chỉ cần thêm một chút gia vị và tiến hành nướng trong vòng 6-8 phút là món ăn hoàn thành.
Cũng may, món ăn thượng hạng này ngày nay không còn nữa. Từ năm 2007, việc săn bắt để làm thịt chim họa mi bị cấm trên toàn EU.
Gà hong gió
Đây là món ăn nổi tiếng của vùng cao nguyên Tây Tạng. Đặc sản này có hương vị gần giống với thịt xông khói và có thể bảo quản trong thời gian dài.
Cái tên của món ăn này nghe có vẻ nhẹ nhàng, lãng mạn nhưng thực chất cách chế biến gà hong gió lại khá đáng sợ, gần như một cách tra tấn.
Trước tiên, đầu bếp sẽ mổ phanh con gà còn nguyên lông và lấy phần nội tạng ra thật nhanh. Các loại thảo mộc, muối, gia vị bí truyền sẽ được tẩm ướp vào bên trong con vật một cách nhanh chóng. Sau cùng, người đầu bếp sẽ vặt lông và khéo léo khâu con gà lại và treo chúng lên giàn phơi.
Tất cả những bước làm đều phải được thực hiện trong thời gian ngắn để đảm bảo con gà vẫn còn sống khi được treo lên giá. Theo quan niệm, việc để gà còn sống trong quá trình chế biến nhằm đảm bảo độ tươi ngon của thịt gà, giúp cân bằng âm - dương, và thậm chí có thể coi là món ăn "đại bổ".
Rất nhiều du khách đến Tây Tạng đều khiếp sợ với món ăn này, họ cho rằng cách chế biến này quá tàn nhẫn. Vì thế, cách chế biến kiểu truyền thống giờ chỉ còn ở Tây Tạng, còn tại thành phố lớn khác, những con gà sẽ được cắt tiết để giảm bớt quá trình đau đớn của chúng.
VietBF © sưu tầm