Số phận những cậu bé người Việt bị ép trồng cần sa ở Anh. Một số cô gái Việt sang đây để làm nail. Họ bỏ tiền cho phía buôn người với hy vọng đổi đời và kiếm được mớ tiền về quê.
Một vườn cần sa bị cảnh sát Anh phát hiện. (Ảnh: Volteface)
Dù giới chức Anh đă biết hiện tượng này từ lâu nhưng Volteface cho rằng cảnh sát Anh chưa hành động quyết liệt để giải quyết t́nh trạng nô lệ trẻ em diễn ra khắp cả nước.
Những vườn trồng cần sa thường tương đối nhỏ và bị giấu trong những ngôi nhà bị cải trang, được trang bị hệ thống thông gió, ánh sáng và tưới tiêu phức tạp.
Báo Anh The Guardian gần đây đăng tải nhiều câu chuyện đau ḷng về những cậu bé người Việt Nam bị đối xử dă man sau khi rơi vào tay các băng nhóm kiếm tiền từ những vườn trồng cần sa. Những câu chuyện đó cho thấy cách các cậu bé bị nhốt trong nhà kín để trồng cây, bị đe dọa đánh đập và bị bỏ đói như thế nào nếu không làm đúng.
Những ngôi nhà như vậy thường bị giăng dây điện chằng chịt và nguy hiểm, cửa sổ bị chặn để ánh sáng tự nhiên không thể lọt vào. Nạn nhân hoàn hoàn bị cô lập, không thể liên lạc với thế giới bên ngoài.
Những đứa trẻ đó hiếm khi chạy trốn. Chúng bị nhốt nên không thể thoát ra, và thậm chí c̣n không nghĩ đến chuyện trốn. Chúng đang ở một đất nước xa lạ mà không thể nói tiếng Anh, không có tiền và không nghĩ ai đó có thể giúp chúng.
Chúng cũng sợ hăi những kẻ đang giam giữ ḿnh. Nhiều đứa trẻ cho biết gia đ́nh chúng nợ tiền băng nhóm và điều tệ hại sẽ xảy ra nếu chúng bỏ trốn. Khi được t́m ra, hầu hết các nạn nhân quá sợ nên không dám kể câu chuyện của ḿnh. Những đứa trẻ chịu tiết lộ với báo The Guardian v́ muốn những người ở Việt Nam có ư định sang Anh biết họ sắp đối diện với rủi ro ǵ.
Nhiều vườn trồng cần sa như thế không bị phát hiện suốt nhiều năm. Nhưng khi cảnh sát truy quét, các nạn nhân của t́nh trạng buôn bán người thường bị đối xử như tội phạm. Cảnh sát bắt tất cả những ai trong các nhà vườn, nhiều nạn nhân bị buộc tội trồng cần sa trái phép và cuối cùng phải ngồi tù, bất chấp việc họ không hề biết họ đang phải làm công việc bất hợp pháp.
Không phân biệt nạn nhân với chủ mưu
Một nạn nhân tên Tung nói với The Guardian rằng cậu thấy bối rối, v́ không biết điều ḿnh đang làm là vi phạm pháp luật, sau đó khi bị bắt lại nhận được tư vấn là hăy thừa nhận đă trồng cần sa.
Các chuyên gia cho rằng hệ thống thực thi pháp luật của Anh không phân biệt những kẻ bóc lột người khác để kiếm lời từ canh tác cần sa trái phép và những người bị bóc lột.
Hầu hết vườn trồng cần sa ở Anh có quy mô tương đối nhỏ, nhưng có một số khu vườn cần sa lớn bị phát hiện gần đây sử dụng thiếu niên người Việt, trong đó có vụ ở một trung tâm thể thao bị bỏ hoang ở Newport và một pḥng khám ở Cumbria. Đáng chú ư là cả một hầm tránh bom hạt nhân ở Wiltshire bị phát hiện với 20 căn pḥng toàn cần sa.
3 thiếu niên người Việt và 1 người đàn ông độ tuổi 30 được t́m thấy bên trong. Họ sống dưới ḷng đất, trong điều kiện vô cùng tồi tệ và đă chăm sóc cần sa hàng ngh́n cây cần sa trong nhiều tháng. Họ bị nhốt sau cánh cửa kim loại dày 13cm, không được thấy ánh sáng mặt trời và thở không khí bên ngoài.
Ông Paul Franklin, thanh tra cảnh sát Wiltshire, cho biết ông bị sốc khi chứng kiến cảnh tượng này, và những người Việt này là nạn nhân v́ “không ai tự nguyện làm công việc như vậy”. Những cậu bé đó về sau được đưa vào một trung tâm của người nhập cư.
Theo Volteface, nhiều người đang kêu gọi cần làm nhiều việc nữa để hỗ trợ nạn nhân được giải cứu khỏi các vườn trồng cần sa. Theo chính sách hiện nay, những người đó hoặc phải đi tù, hoặc bị đưa vào trung tâm tị nạn hoặc trung tâm bảo trợ trẻ em.
Bà Phillipa Southwell, một luật sư từng đại diện cho hơn 50 nạn nhân Việt Nam, cho biết có nhiều người trẻ Việt Nam phải ngồi tù ở Anh v́ các tội danh liên quan đến cần sa, cho dù họ bị ép làm.
“Tôi đang bận rộn hơn bao giờ hết. Gần như ngày nào cũng có vụ truy tố. Thật đáng báo động khi chúng ta vẫn truy tố các nạn nhân của vấn nạn buôn bán người”, bà nói.
Nhưng những cách khác cũng không tốt hơn. Những ai bị đưa vào trung tâm tị nạn không khác ǵ “ngồi tù không thời hạn” hoặc có nguy cơ bị trục xuất. Các trung tâm trẻ em nghe có vẻ tốt hơn với bọn trẻ, nhưng nhiều đứa bỏ chạy v́ lo lắng khoản nợ mà chúng nợ băng nhóm hoặc sợ có thể bị bắt cóc lần nữa.
T́nh trạng kiểm tra hoạt động trồng cần sa diễn ra thất thường ở Anh, khi một số khu vực chặt chẽ c̣n một số nơi khác lại lỏng lẻo.
Ví dụ, Thanh tra cảnh sát Durham, ông Ron , gần đây thông báo cảnh sát Durham sẽ không truy đuổi những người sở hữu ít cần sa hoặc trồng cần sa quy mô nhỏ nữa, một phần v́ lư do tài chính. Nguyên nhân là v́ cần sa không phải một ưu tiên trong nhiều lĩnh vực ở Anh. Một số người cho rằng nếu kiểm soát chặt hoạt động trồng cần sa cũng không thể kiểm soát mặt hàng này ở chợ đen.
Thanh tra cảnh sát chống buôn người của Anh, ông Kevin Hyland, gần đây chỉ trích cảnh sát Anh không giải quyết được t́nh trạng nô lệ hiện đại trong ngành công nghiệp trồng cần sa trái phép. Ông cho rằng t́nh trạng truy quét các vườn trồng cần sa hiện nay như “một mớ hỗn độn”. Tuần nào cảnh sát Anh cũng phát hiện vườn trồng cần sa mới nhưng những vụ việc sau đó không được điều tra đúng mức.
Ví dụ, nếu ai đó gọi điện báo cảnh sát rằng họ ngửi thấy mùi cần sa gần đó, cảnh sát sẽ vào cuộc. Họ ập vào vườn trồng cần sa rồi bắt tất cả những ai ở đó và tịch thu cần sa. Nhưng cảnh sát không có nguồn lực để điều tra cả đường dây để t́m ra ai là người phải chịu trách nhiệm cuối cùng. Dù họ có điều tra thêm, các băng nhóm đứng sau cũng hoạt động ở phạm vi quốc tế và khó lần ra.
Cảnh sát có thể bắt được một người lái xe tải chở những người vượt biên trái phép trong thùng xe, nhưng họ khó có khả năng sẽ điều tra xem ai là người lên kế hoạch.