Tuần qua, chính quyền Trung Quốc tiếp tục đối mặt với các cuộc biểu t́nh không ngớt của người dân Hương Cảng v́ quyền dân chủ mà Bắc Kinh hứa hẹn trao cho họ dưới nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”.
Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ Internet Hồng Kông (HKISPA), hôm thứ Năm (29/8), đă kịch liệt lên án ư định chặn các dịch vụ Internet của chính quyền đặc khu nhằm đối phó với các cuộc biểu t́nh. Người phát ngôn của HKISPA nói với Hong Kong Free Press (HKFP) rằng, hiệp hội đă biết chính quyền đang cố chặn ứng dụng nhắn tin Telegram và diễn đàn giống như Reddit LIHKG, cả hai ứng dụng đều được những người biểu t́nh sử dụng để tổ chức các cuộc họp online bàn kế hoạch tuần hành.
Không sợ hăi
Theo HKFP, bất chấp lệnh cấm, hôm thứ Bảy (31/8), hàng ngàn người Hồng Kông tiếp tục xuống đường tuần thứ 13 liên tiếp để bày tỏ khát vọng dân chủ. Cảnh sát đă dùng ṿi rồng phun nước màu xanh để giải tán đám đông. The Guardian đưa tin, tối muộn ngày thứ Bảy, cảnh sát đă xông vào một số trạm tàu điện ngầm, đuổi theo và đánh đập những người được cho là người biểu t́nh. Cảnh sát cũng xông vào một toa tàu trong nhà ga xe lửa Prince Edward ở Cửu Long, dùng dùi cui để đánh người trong xe và xịt hơi cay vào mặt họ.
Theo AFP, trong cuộc biểu t́nh hôm thứ Bảy, trên một cây cột ở gần ga tàu điện ngầm một người biểu t́nh nào đó đă phun lên ḍng chữ “Chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng”. Một bà mẹ hai con tham gia biểu t́nh nói rằng: “ Bây giờ hoặc không bao giờ đối với Hồng Kông. Chúng tôi bảo vệ quyền hội họp cho thế hệ tiếp theo ở Hồng Kông”.
“Nói với chúng tôi đừng phản kháng không khác ǵ nói rằng chúng tôi hăy ngừng thở. Tôi nhận thấy đấu tranh v́ dân chủ là nhiệm vụ của ḿnh. Có thể chúng tôi thắng, có thể chúng tôi thua. Nhưng chúng tôi chiến đấu”, Eric, một sinh viên 22 tuổi, trong cuộc biểu t́nh hôm thứ Bảy, cho biết. Cũng theo The Guardian, vào ngày Chủ nhật, hàng ngàn người Hồng Kông đă tràn vào sân bay quốc tế, trong khi nhiều người khác tập trung xung quanh sân bay, họ dừng hàng rào chắn và hô vang khẩu hiệu “Giải phóng Hồng Kông, cách mạng ngay bây giờ”. Nhằm cản trở người dân tới sân bay, nhà chức trách đặc khu đă cấm các dịch vụ tàu điện ngầm cùng các tuyến xe bus đi tới khu vực này.
“Tôi không sợ hăi v́ nhiều người Hồng Kông đă bị bắt. Tôi biết tôi không chỉ một ḿnh”, một người biểu t́nh tên Lui Cheung, 17 tuổi, nói.
“Chính quyền [đặc khu] đă không hồi đáp chúng tôi, v́ vậy chúng tôi tiếp tục biểu t́nh”, người biểu t́nh tên Engred Lai, 18 tuổi, người đă bị cảnh sát tấn công vào thứ Bảy trong ga tầu điện ngầm, nói.
Khó có lời giải
Rút kinh nghiệm từ các cuộc biểu t́nh trong phong trào Ô năm 2014, khi nhiều thủ lĩnh của phong trào này đă bị bắt và xử tù. Các cuộc biểu t́nh lần này ở Hồng Kông được xem là không có người lănh đạo, người biểu t́nh thông tin với nhau kế hoạch xuống đường thông qua các nhóm chat trên Telegram.
Thất bại ở phong trào Ô đă mang lại cho người biểu t́nh Hồng Kông rất nhiều bài học kinh nghiệm quư báu, triết lư “hăy như nước” của Lư Tiểu Long đang được những người biểu t́nh vận dụng thành thục. Nước mềm mại, có thể len lỏi và thay đổi h́nh dạng để lưu chuyển cũng như phản công, đây là những ǵ mà người Hồng Kông thể hiện trong suốt gần 100 ngày biểu t́nh qua.
Trở lại với kế hoạch phong tỏa Internet của giới chức Hồng Kông để cắt liên lạc giữa những người biểu t́nh, ông Leonhard Weese, một nhà nghiên cứu bảo mật công nghệ độc lập, nói với HKFP rằng tự do Internet là nền tảng cho nền kinh tế của ḥn đảo, bên cạnh tự do về nguồn lực tài chính, hàng hóa và con người. V́ thế nếu chính quyền đặc khu hạn chế Internet sẽ làm tê liệt các tập đoàn lớn, và các sàn giao dịch chứng khoán, đó là điều mà giới chức ḥn đảo và chính quyền Trung Quốc không muốn.
“Không dễ đặt Hồng Kông phía sau tường lửa. Cơ sở hạ tầng [công nghệ] của Hồng Kông tách biệt [với Trung Quốc]”, ông Weese nhận định.
Nhiều báo cáo chỉ ra rằng rất khó để chính quyền Trung Quốc tái thực hiện một Thiên An Môn thứ hai ở Hồng Kông, v́ sau 30 năm truyền thông đă phát triển mạnh mẽ, nếu có điều ǵ đó xảy ra th́ Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với làn sóng phản đối dữ dội của cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó các học sinh, sinh viên năm 1989 gần như chỉ tập trung biểu t́nh tại Quảng trường Thiên An Môn nên dễ bị quân đội vây giáp và đàn áp, nhưng người biểu t́nh Hồng Kông cho thấy họ không chỉ tuần hành tại một nơi, nếu cảnh sát đàn áp một cuộc biểu t́nh ở đâu đó th́ ngay lập tức một cuộc biểu t́nh ở một địa điểm khác sẽ được kích hoạt.
Ông Walter Lohman, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á của Quỹ Di sản nói rằng khó có Thiên An Môn thứ hai v́ Bắc Kinh đang phải đối mặt với Tổng thống Mỹ Donald Trump, người có quan điểm cứng rắn với chính quyến Trung Quốc hơn rất nhiều so với chính quyền Mỹ hồi năm 1989, khi Tổng thống Bush (cha) đang làm chủ Nhà Trắng.
Tiến sĩ Gover, chuyên gia về châu Á và chính sách đối ngoại, đánh giá rằng bằng cách liên kết cuộc chiến thương mại với biểu t́nh ở Hồng Kông, Tổng thống Trump đang đưa ra một điều kiện mà có thể khiến Bắc Kinh phải cân nhắc về việc đàn áp phong trào dân chủ ở thành phố bán tự trị.
Nhà báo Marc Thiesen, chuyên gia của Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, nhận định rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang bế tắc và khó có cơ hội chiến thắng người dân Hồng Kông. Trong khi đó, Tổng thống Trump đang sở hữu nhiều lợi thế để ép Bắc Kinh phải xử lư vấn đề Hồng Kông “một cách nhân đạo”.
Có thể nói Bắc Kinh đang phải đối mặt với các cuộc biểu t́nh “vô h́nh” khi không biết được lănh đạo biểu t́nh là ai, và người biểu t́nh sẽ làm ǵ tiếp theo. Cùng với áp lực từ Hoa Kỳ và thế giới tự do, chính quyền Trung Quốc sẽ rất khó để t́m ra lời giải cho vấn đề Hồng Kông với cách tiếp cận bạo lực.
Trung Quốc sợ nhất ‘Phùng cửu tất loạn’ Cuộc chiến nhân quyền năm 2019 đă khai hỏa.
Kha Đạt