Người sử dụng mạng xă hội tại Việt Nam đang chế diễu Bộ Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch về việc cấm dùng chữ “mở lon” trong các quảng cáo của một trong các hăng nước giải khát nổi tiếng của Mỹ là Coca Cola, trong lúc hăng này chấp thuận “lệnh cấm.”
“Nội dung quảng cáo sản phẩm của Hăng Coca-Cola Việt Nam trên truyền h́nh và một số phương tiện hiện nay có sử dụng cụm từ ‘mở lon Việt Nam.’ Việc sử dụng cụm từ này trong nội dung quảng cáo có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam. Yêu cầu doanh nghiệp chỉnh sửa cụm từ ‘mở lon Việt Nam.’”
Báo **** hôm 29 Tháng Sáu trích dẫn công văn của “Cục Văn Hóa Cơ Sở thuộc Bộ Văn Hóa-Thể Thao và Du Lịch” CSVN cho biết.
Công văn này nói thêm: “Yêu cầu tháo dỡ sản phẩm quảng cáo trong trường hợp tổ chức, cá nhân không thực hiện thông báo sản phẩm quảng cáo đối với quảng cáo trên bảng biểu, băng rôn.”
Tờ báo cũng cho biết thêm rằng vào thời điểm giải bóng tṛn AFF Cup 2018, Coca-Cola Việt Nam từng tung bộ sưu tập lon nước ngọt phiên bản đội tuyển quốc gia Việt Nam lồng ghép trong thông điệp “Mở lon Việt Nam” và “nhận không ít chỉ trích của cộng đồng” về cụm từ này.
Theo ****, các quảng cáo trên truyền h́nh, bảng hiệu, băng rôn… của Coca-Cola Việt Nam đều được cấp phép suôn sẻ.
Bà Ninh Thị Thu Hương, cục trưởng Cục Văn Hóa Cơ Sở được tờ Tuổi Trẻ cùng ngày dẫn lời: “Việc ra văn bản [nêu trên] chính là thể hiện trách nhiệm quản lư nhà nước của Cục. Từ ‘lon’ đứng một ḿnh, không gắn với từ Coca-Cola hay bia… có thể được hiểu theo rất nhiều nghĩa. Hăy giả sử nếu người ta thêm dấu, thêm mũ vào cho từ đó… Từ “lon Việt Nam” có rất nhiều vấn đề. Ngay cả khi bỏ qua vai tṛ là nhà quản lư th́ với tư cách một người dân Việt Nam, cũng không thể chấp nhận từ ‘lon Việt Nam,’ cho nên Cục Cục Văn Hóa Cơ Sở với trách nhiệm quản lư nhà nước của ḿnh th́ cần phải bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, phải có trách nhiệm pḥng ngừa những cái chưa đẹp trong xă hội và bà mong muốn nhận được sự ủng hộ của cộng đồng với nỗ lực xây dựng văn hóa, thẩm mỹ xă hội.”
Hôm 29 Tháng Sáu, ********* cho hay, hăng Coca-Cola Việt Nam đă chấp thuận lệnh cấm.
Báo này dẫn lời bà Vũ Thanh Trúc, trưởng pḥng Đối Ngoại và Phát Triển bền vững Coca-Cola khu vực Đông Dương nói: “Sau khi nhận được văn bản của Cục Văn Hoá Cơ Sở, công ty đă làm việc cùng các bộ phận liên quan để có sự điều chỉnh phù hợp, nhanh chóng, đảm bảo tính tuân thủ cao trong các nội dung quảng cáo sản phẩm.”
“Cụ thể, Coca-Cola Việt Nam đă thay đổi cụm từ ‘Mở lon Việt Nam’ thành ‘Cơ hội trúng vàng mỗi ngày’ trong các chương tŕnh khuyến măi sản phẩm trên truyền h́nh và các phương tiện quảng cáo khác.”
Bà Trúc cho biết, toàn bộ nội dung quảng cáo trên tất cả các kênh truyền h́nh, kỹ thuật số và 70% bảng hiệu quảng cáo ngoài trời đă được thay bằng cụm từ mới. Dự kiến, việc thay các bảng hiệu sẽ hoàn tất vào đầu Tháng Bảy.
“Coca-Cola Việt Nam cam kết luôn tuân thủ gắt gao với các quy định về sản xuất, kinh doanh và pháp lư của Việt Nam,” bà Vũ Thanh Trúc khẳng định.
Lâu nay, khái niệm “thuần phong mỹ tục” ở Việt Nam được giới chức áp dụng khá tùy tiện và mơ hồ, gây khó cho doanh nghiệp vốn đă bị áp nhiều luật lệ.
Mới đây, báo điện tử ********** hôm 24 Tháng Sáu cho hay: “Từ hôm 1 Tháng Chín, 2019, những hộ kinh doanh dịch vụ karaoke phải đáp ứng các yêu cầu sau: Không được hoạt động từ 0 giờ sáng đến 8 giờ sáng; Không được đặt chốt cửa bên trong pḥng hát hoặc đặt thiết bị báo động; Bảo đảm h́nh ảnh phù hợp lời bài hát thể hiện trên màn h́nh (hoặc h́nh thức tương tự) và văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam…”
Nhà văn Nguyễn Đ́nh Bổn b́nh luận trên trang cá nhân: “Lon – một từ tiếng Việt rơ ràng, mô tả một vật để đựng, đong vật chất, ví dụ như chất lỏng th́ có lon bia, lon nước ngọt, lon sữa… Nói chung đứa bé lên 3 cũng hiểu như vậy, chỉ có bọn ở cái Bộ xưng là văn hóa lại hiểu thành… l** (Xin lỗi v́ tôi phải nói cho đúng chứng ám ảnh tính dục của quan chức Việt Nam). Do đó họ đă cho rằng nội dung quảng cáo sản phẩm Coca-Cola Việt Nam trên truyền h́nh và một số phương tiện hiện nay có sử dụng cụm từ ‘mở lon Việt Nam’ là ‘có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam?’”
Nhà văn này nhấn mạnh: “Và yêu cầu kiểm tra, chỉnh sửa hoặc tháo dỡ các sản phẩm quảng cáo có sử dụng cụm từ trên và tiến hành xử lư vi phạm (nếu có)! Thua! Đúng là bọn rảnh háng. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh chuyện tính dục!”
(T.K.)Người Việt
30-6-2019