HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một số nhà xuất cảng Trung Quốc đă t́m cách tránh né thuế quan trừng phạt của Mỹ bằng cách tuồn hàng sang Việt Nam, gắn sẵn xuất xứ Việt Nam rồi đi đường ṿng sang Hoa Kỳ.
Báo tài chính Bloomberg hôm Chủ Nhật nói nhà cầm quyền Việt Nam đă khám phá ra hàng chục sản phẩm có chứng chỉ xuất xứ giả mạo và chuyển bất hợp pháp từ những công ty muốn né thuế quan Mỹ, từ sản phẩm nông nghiệp, vải sợi đến sắt thép. Đây là một trong những lần người ta thấy Việt Nam công khai nh́n nhận có chuyện mánh mung như thế xảy ra từ khi bùng nổ cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bloomberg cho hay Việt Nam cam đoan gia tăng trừng phạt các tṛ gian lận thương mại v́ nước này cũng đang lo bị vạ lây khi một số nhà xuất cảng Trung Quốc đưa ṿng hàng của họ sang Việt Nam, chuyển giao bất hợp pháp để tránh thuế quan trừng phạt vào $250 tỉ hàng hóa Trung Quốc, và Mỹ c̣n dọa đánh luôn $300 tỉ hàng nữa.
Những đối tác thương mại của Mỹ như Việt Nam đang bị chính phủ Trump gia tăng áp lực buộc phải ngăn chặn các vụ xuất cảng bất hợp pháp, nếu chính họ không muốn bị Mỹ trừng phạt thuế quan.
Báo chí Việt Nam những tháng gần đây thấy có những bài viết hay bản tin khuyến cáo cả người tiêu thụ cũng như giới doanh nghiệp về hàng hóa Trung Quốc gắn xuất xử giả làm sản phẩm Việt Nam.
Ngày 15 Tháng Năm 2019, tờ Công An Nhân Dân (báo tuyên truyền của Bộ Công An Hà Nội) có bản tin “Cảnh giác hàng Trung Quốc ‘núp’ bóng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu.”
Tờ báo viết rằng: “Các doanh nghiệp và chuyên gia lo ngại việc kiểm soát thiếu hiệu quả khiến hàng hóa từ Trung Quốc không chỉ tràn vào Việt Nam để tiêu thụ với giá rẻ mà c̣n t́m cách núp bóng xuất xứ Việt Nam để xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các nước khác. Do đó, hàng hóa Việt Nam sẽ phải hứng chịu đ̣n trừng phạt thuế rất cao của Hoa Kỳ. Một số mặt hàng như thép, gỗ… của Việt Nam đă từng bị ‘vạ lây’ từ hàng Trung Quốc tràn vào núp bóng xuất xứ hàng Việt để né thuế.”
Biểu đồ thống kê của Cục Thống Kê Hoa Kỳ cho thấy sự gia tăng nhập cảng từ Việt Nam cao nhất trong quư I năm 2019. (H́nh: Bloomberg).
Trước đó, bản tin đài VTV ngày 6 Tháng Năm, 2019, nói rằng: “Lợi dụng tâm lư chuộng hàng Việt, hiện tượng gian lận thương mại thông qua ghi nhăn xuất xứ hàng hóa sản xuất tại Việt Nam (Made in Vietnam) đă gia tăng.”
Gần đây, ngày 1 Tháng Sáu, 2019, tờ Pháp Luật Thành Phố ở Sài G̣n cho hay “để ngăn chặn t́nh trạng gian lận xuất xứ, bảo vệ người tiêu dùng trong nước, Tổng Cục Hải Quan vừa có công văn yêu cầu cục trưởng cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các chi cục hải quan tăng cường kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng trên nhăn lại thể hiện ‘Made in Vietnam.’”
Tin tức trong tuần qua cho thấy hàng hóa từ Việt Nam xuất cảng sang Mỹ gia tăng rất mạnh trong quư I của năm nay vào lúc xuất cảng từ Trung Quốc sang Mỹ giảm xuống.
Trong khi có những chứng cứ cho thấy các nhà nhập cảng ở Mỹ đă chuyển đơn đặt hàng sang các đối tác cung cấp khác, nhưng nhiều nhà phân tích lại đặt dấu hỏi liệu rằng trong số đó có bao nhiêu phần trăm là hợp pháp.
Các vụ giả mạo xuất xứ đă từng bị Hải Quan Việt Nam phát hiện kể cả những hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc nhưng lại ghi xuất xứ “Made in Vietnam” trên món hàng. Nhà cầm quyền Việt Nam đưa ra thí dụ như Hải Quan Mỹ đă phát hiện gỗ (ván) ép của Trung Quốc nhập cảng vào Mỹ qua một công ty của Việt Nam.
Hồi tháng trước, Bộ Tài Chính Hoa Kỳ đă xếp Việt Nam vào danh sách các nước cần theo dơi về chính sách thao túng tiền tệ. Hà Nội đă phải cử ông Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Phạm B́nh Minh sang Hoa Thịnh Đốn để giải thích chống đỡ hầu tránh bị Mỹ trừng phạt kinh tế.
Giữa hai làn đạn của cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, Việt Nam phải xác nhận không dùng hối suất (phá giá) để hưởng lợi hơn trong thương mại dù họ càng ngày càng cảm thấy bất an khi cuộc chiến này ảnh hưởng tới nền kinh tế nhỏ bé của ḿnh.
Khi ra trước Quốc Hội hồi tuần qua, ông Phạm B́nh Minh nói rằng tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam (GDP) có thể bị giảm mất 6 triệu tỉ đồng trong 5 năm tới chỉ v́ cuộc chiến thương mại giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới.
(TN)Người Việt
11-6-2019