Không thể yên ḷng khi Mỹ - Iran ngày càng nóng. Nguy cơ chiến tranh quân sự có thể xảy ra. Đức thân chinh đến Trung Đông.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas đă tới Iraq vào thứ Bảy – một điểm dừng trong chuyến công du lớn đến Trung Đông nhằm t́m cách giảm căng thẳng giữa Iran và Hoa Kỳ.
Trong một tuyên bố, văn pḥng của ông Maas cho biết các quốc gia châu Âu phải quan tâm gắn kết với khu vực này vào thời điểm lo ngại tăng cao sau các động thái trên biển gần đây của Hoa Kỳ ở Vịnh Ba Tư.
"Chúng ta không thể chỉ kêu gọi đối thoại; chúng ta phải xúc tiến nó- đặc biệt là khi sự khác biệt xuất hiện đang không thể kiểm soát và xung đột kéo dài. Sự nguy hiểm từ việc tính toán sai lầm, hiểu lầm và khiêu khích trong một khu vực rất căng thẳng có thể dẫn đến hậu quả khó lường" văn pḥng cho biết.
Không yên leo thang Mỹ - Iran: Đức thân chinh đến Trung Đông - Ảnh 1.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas (phải) đến Baghdad ngày 8/6. (Nguồn: BNG Đức).
Nhà ngoại giao Đức dự kiến sẽ gặp tổng thống, thủ tướng và bộ trưởng ngoại giao của Iraq để thảo luận về an ninh khu vực và quan hệ song phương và đầu tư, Ahmed Mahjoub, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Iraq cho biết.
Iraq đang đầu tư hàng chục tỷ đô la trong nguồn vốn đầu tư nước ngoài để xây dựng lại cơ sở hạ tầng và tăng cường sản xuất khí đốt, dầu mỏ và điện sau 17 năm chiến tranh.
Sóng gió Trung Đông: Giữa căng thẳng Mỹ - Iran và bất ngờ dự tính liên quan của Nga?
Vào tháng Tư, gặp gỡ với Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Berlin, Thủ tướng Iraq Adel Abdul-Mahdi cho biết gă khổng lồ công nghiệp Siemens của Đức đă được ưu ái giành được một phần đáng kể trong số các cuộc đấu thầu trị giá 14 tỷ USD để cải tổ ngành điện.
Siemens đă có hợp đồng trị giá hơn 700 triệu USD để xây dựng một nhà máy điện và thực hiện các cải tiến khác đối với lưới điện bị hư hại của Iraq.
Chuyến thăm của Maas không được công bố trước thời hạn v́ lư do an ninh. Ngoại trưởng Đức dự kiến sẽ đến Iran vào thứ Hai. Văn pḥng của ông cho biết Đức và châu Âu quyết tâm lưu giữ hiệp ước hạt nhân quốc tế năm 2015 với Iran, gọi đây là "nhân tố chính cho sự ổn định và an ninh trong khu vực".
Hoa Kỳ đă rút khỏi hiệp định này năm ngoái và khôi phục các lệnh trừng phạt làm tê liệt nền kinh tế Iran. Các giám sát viên quốc tế cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Iran vi phạm nghĩa vụ của ḿnh. Các lệnh trừng phạt đă siết chặt nền kinh tế của Iran, khiến xuất khẩu dầu của nước này suy sụp và góp phần làm tăng lạm phát.