Sau Boeing 737 Max, Boing tiếp tục hứng chịu tai tiếng. Tai tiếng đó là ḍng 787 Dreamliner. Nguyên nhân ǵ?
Sau khi dính hàng loạt các vụ bê bối chấn động liên quan đến ḍng máy bay Boeing 737 Max, giờ đây, tập đoàn Boeing lại tiếp tục rơi vào ṿng xoáy tai tiếng và lần này có liên quan đến ḍng máy bay nổi tiếng 787 Dreamliner.
Theo New York Times, vào năm 2009 khi tập đoàn Boeing khánh thành nhà máy North Charleston chuyên phục vụ cho việc sản xuất ḍng máy bay 787 Dreamliner, báo chí, giới truyền thông quốc tế từ khắp nơi đă dành những mỹ từ như “trung tâm sản xuất máy bay tiên tiến nhất thế giới” để ca tung nhà máy này.
Tuy nhiên, chỉ trong một thập kỉ sau, nhà máy North Charleston đă dần ch́m vào lăng quên và từ vị thế hàng đầu, North Charleston đă tụt hậu xuống thành một nhà máy sản xuất máy bay tệ nhất của tập đoàn, cho ra hàng loạt những sản phẩm máy bay kém chất lượng.
Sự yếu kém trong khâu sản xuất cùng các hàng loạt các sản phẩm máy bay lỗi, kém chất lượng tại nhà máy North Charleston đă ảnh hưởng lớn đến danh tiếng lẫn công việc kinh doanh tập đoàn Boeing. Mới đây, hăng hàng không Qatar Airways đă ngưng hợp đồng với Boeing sau khi phát hiện hàng loạt các lỗi kĩ thuật trên những chiếc máy bay 787 Dreamliner.
Ngay cả Ủy ban hàng không Hoa Ḱ (FAA) đă phải gửi công văn yêu cầu Boeing dọn sạch sẽ các dị vật trong máy bay 787 Dreamliner trước khi chuyển giao cho các hăng hàng không. Điều bất ngờ là phần lớn các chiếc máy bay Dreamliner lỗi có tên trong danh sách của FAA đều được sản xuất tại nhà máy North Charleston.
Để t́m hiểu rơ, một nhóm phóng viên của New York Times đă tiến hành cuộc điều tra diện rộng. Họ xem qua hàng trăm email, tài liệu của tập đoàn Boeing, hồ sơ liên bang và thực hiện phỏng vấn với hơn hàng chục nhân viên, cựu nhân viên làm việc tại nhà máy North Charleston và phát hiện ra một sự thật ngỡ ngàng.
Nguyên nhân đằng sau các sản phẩm lỗi của nhà máy North Charleston đều là do chính tập đoàn Boeing. Do lo sợ chậm trễ tiến độ giao hàng, Boeing đă thúc đẩy tất cả nhân công làm việc tại North Charleston đẩy mạnh sản xuất kịp các máy bay 787 Dreamliner và gạt bỏ đi phần lớn quy tŕnh kiểm tra chất lượng của những chiếc máy bay làm ra.
Đối với một ngành công nghiệp đặt nặng sự an toàn như ngành hàng không, bất cứ lỗi kĩ thuật trên máy bay, dù là nhỏ nhất, đều có thể dẫn đến một cuộc thảm sát với hơn hàng trăm người chết. Tuy nhiên tại, nhà máy North Charleston, các lỗi kĩ thuật lại hiện diện thường xuyên theo mức độ tăng dần không kiểm soát.
Nhiều lỗi kĩ thuật chết người hiện diện trong các máy bay 787 Dreamliner làm ra tại xưởng sản xuất North Charleston của tập đoàn Boeing. Ảnh: New York Times
Joseph Clayton, kỹ sư hiện đang làm việc cho North Charleston, tiết lộ rằng ông thường xuyên t́m thấy ít nhất một, hai mảnh vỡ, dị vật nguy hiểm trong hệ thống dây điện nằm ngay bên dưới buồng lái. Ông nói: “Tôi luôn bảo vợ rằng tôi sẽ không bao giờ đặt chân lên những chiếc máy bay Boeing. Chúng quá nguy hiểm”.
Một số nhân viên của North Charleston c̣n thừa nhận rằng lực lượng nhân công của Charleston thường mắc phải nhiều lỗi kĩ thuật chết người chẳng hạn như lắp nhầm bộ phận lỗi lên máy bay hay để quên dụng cụ và các dị vật như đinh, ốc vít ngay trong hệ thống điện tử.
John Barnett, cựu nhân viên quản lư quy tŕnh kiểm tra chất lượng tại North Charleston, cho biết khi c̣n làm việc tại nhà máy, bản thân ông đă nhiều lần t́m thấy các mẩu kim loại bạc dính vào hệ thống dây điện điều khiển máy bay 787 Dreamlines. Nếu không phát hiện kịp thời, các mảnh kim loại sắc nhọn này có thể đă đâm xuyên qua dây dẫn điện và gây thảm họa.
Bản thân Barnett đă nhiều lần gửi đơn phàn nàn lên ban lănh đạo Boeing nhằm kêu gọi tập đoàn giảm tiến độ sản xuất và tập trung nhiều hơn vào khâu kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên, ban lănh đạo đă bỏ ngoài tai tất cả và chuyển ông sang bộ phận khác làm việc.
John Barnett, cựu nhân viên quản lư khâu kiếm tra chất lượng của xưởng North Charleston, đă nghỉ việc sau khi Boeing bỏ ngoài tai những lời cảnh báo của ông. Ảnh: New York Times
Trước quyết định phũ phàng, “vô nhân tính” của tập đoàn Boeing, Barnett đă xem đây là giọt nước tràn ly và ngay lập tức xin nghỉ việc. Ông nói: “Với tư cách là người kiểm tra chất lượng, tôi chính là pḥng tuyến cuối cùng quyết định về việc các sản phẩm máy bay có đủ an toàn để được phép cất cánh hay không. Tôi xin nói rằng trong số tất cả các máy bay xuất xưởng Charleston, tôi không dám lấy danh dự bản thân ra để nói rằng chúng an toàn và đáng tin cậy”