Chiến đấu cơ tàng h́nh F-35A của Lực lượng Pḥng vệ Trên không Nhật Bản biến mất khỏi radar hôm 9/4 trong một chuyến bay huấn luyện. Nguyên nhân nào dẫn đến vụ này. Ngay cả nhà sản xuất và Không quân Nhật (ASDF) đă không để ư đến cảnh báo của Lầu Năm Góc về mức độ an toàn bay của tiêm kích tàng h́nh F-35.
Kyodo dẫn tuyên bố chính thức của lực lượng ASDF cho biết, một chiếc tiêm kích thế hệ 5 F-35A của lực lượng này đă biến mất khỏi màn h́nh radar chiều tối 9/4 trong lúc diễn tập gần căn cứ không quân Misawa ở tỉnh Aomori.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 19h27 (giờ địa phương) khi chiến đấu cơ đang bay cách căn cứ không quân Misawa khoảng 135km về phía Đông. Tính đến thời điểm hiện tại, ASDF vẫn không thể xác nhận liệu viên phi công có thoát được khỏi buồng lái hay không.
Tiêm kích F-35 Nhật Bản.
Chiếc máy bay mất tích khi đang diễn tập huấn chống chiến đấu cơ bên ngoài xâm nhập với 3 máy bay F-35A khác. Tuyên bố ngay sau vụ việc, Bộ trưởng Quốc pḥng Takeshi Iwaya cho biết hoạt động t́m kiếm cứu hộ sẽ diễn ra xuyên đêm. Máy bay, trực thăng và tàu chiến thuộc lực lượng pḥng vệ Nhật Bản đă được triển khai để t́m kiếm phi công và chiếc máy bay mất tích.
Dù chưa thể nói về nguyên nhân xảy ra vụ việc nhưng ngay trước khi chiếc F-35A của Nhật gặp nạn, các chuyên gia của Lầu Năm Góc đă phát đi cảnh báo, do lỗi phần mềm điều khiển khiến tiêm kích thế hệ 5 F-35 có thể bị mù và có thể bị rơi bất cứ lúc nào.
CNN dẫn nguồn từ Văn pḥng Kiểm toán Chính phủ Mỹ (GAO) cho biết, những vấn đề xuất hiện đối với Hệ thống kiểm soát thông tin tự động (ALIS) có nhiệm vụ theo dơi "sức khỏe" của từng bộ phận trong mỗi chiếc tiêm kích F-35 đang đặt tất cả những chiếc F-35 đă được sản xuất trước nguy cơ đắp chiếu.
ALIS, được Lầu Năm Góc ví như "bộ năo" của F-35, là một hệ thống phức hợp lớn bao gồm toàn bộ chuỗi cung ứng hỗ trợ bảo trì và sửa chữa gồm các thiết bị điện toán cần thiết nhằm đảm bảo các linh kiện đã được lắp đặt đúng cách trước khi cất cánh.
Chuyên gia quốc pḥng kỳ cựu Zachary Cohen cho biết, vướng mắc hiện nay nằm ở chỗ thiếu một hệ thống kiểm tra nhằm đảm bảo phần mềm của F-35 hoạt động trơn tru. Cả Lực lượng Thủy quân lục chiến, Hải quân, Không quân Mỹ tuyên bố đang muốn nâng cấp và xử lư các vấn đề về phần mềm của phi đội máy bay F-35.
Tuy nhiên, GAO cho hay không có ǵ đảm bảo rằng phần mềm này sẽ hoàn thành trước khi kết thúc năm 2019, thời điểm mà dự án F-35 bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt. Không giống như các phần cứng của máy bay như khung cánh hay động cơ, phần mềm điều khiển được cài vào các máy tính đặt tại trung tâm chỉ huy để hỗ trợ triển khai hoạt động tác chiến, bảo tŕ, bảo dưỡng...
Khi vận hành, ALIS sẽ xâm nhập vào từng máy bay và thẩm định từng bộ phận của F-35 để đánh giá mức độ chính xác và ổn định của chúng, lấy đó làm cơ sở để tiến hành hoạt động bảo tŕ. Và nếu không giải quyết được những trục trặc về phần mềm trên th́ toàn bộ các siêu chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 này sẽ bị "đắp chiếu", GAO cảnh báo.
Không chỉ dừng lại ở đó, GAO cho rằng F-35 c̣n tồn tại nhiều lỗi phần mềm trong hệ thống tác chiến. Các lỗi này dẫn đến t́nh trạng phi công liên tục phải tái khởi động hệ thống radar của máy bay.
Cách xử lư lỗi kiểu thô sơ trên chiếc tiêm kích tàng h́nh tối tân này khiến F-35 gần như bị mù trong khoảng thời gian nhất định trong quá tŕnh bay cũng như trước các mối đe dọa từ kẻ thù. Zachary Cohen cho rằng, rất có thể chiếc F-35A Nhật xấu số đă gặp phải một trong những lỗi trên.