Một đại tá Trung Quốc cảnh báo hải quân nước này sẽ "có thêm biện pháp" khi chạm mặt tàu chiến Mỹ tuần tra Biển Đông.
Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc diễn tập ở Biển Đông vào tháng 4/2018. Ảnh: Reuters.
"Bộ quy tắc ứng xử khi chạm trán bất ngờ trên biển được hải quân hai nước kư năm 2014 chỉ áp dụng với những lần đối mặt không được lên kế hoạch từ trước, nhưng vấn đề là sự xuất hiện của Mỹ trên Biển Đông không phải t́nh cờ mà là theo lịch tŕnh kỹ càng", đại tá Zhou Bo, giám đốc trung tâm Hợp tác An ninh thuộc Bộ Quốc pḥng Trung Quốc ngày 28/3 phát biểu tại Diễn đàn châu Á Bác Ngao ở tỉnh Hải Nam.
Đại tá Zhou tuyên bố hải quân Trung Quốc có thể sẽ có thêm các biện pháp đối phó với tàu chiến Mỹ thực hiện các hoạt động tuần tra tự do hàng hải (FONOP) trên Biển Đông, nhưng không nói rơ đó là biện pháp ǵ. Trong các chiến dịch tuần tra trước đây, tàu chiến Mỹ đă phải chuyển hướng để tránh va chạm khi tàu hải quân Trung Quốc cố t́nh chạy cắt mặt hoặc áp sát nguy hiểm.
Phát biểu tại diễn đàn, Tổng cục trưởng Tổng cục Biên giới và Đại dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Yi Xianliang cho biết các lực lượng Mỹ và Trung Quốc chạm trán ngày càng nhiều trên biển.
"T́nh h́nh không giống thời cựu tổng thống Barack Obama, khi tôi có thể thảo luận với các đối tác Mỹ về những vấn đề như biến đổi khí hậu. Hiện Mỹ không muốn ngồi lại để bàn bạc. Họ luôn sẵn sàng sử dụng tàu chiến", Yi nói.
Dưới thời Tổng thống Donald Trump, hải quân Mỹ tăng cường các chiến dịch FONOP nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông. Phó đô đốc Phillip Sawyer, tư lệnh Hạm đội 7 hải quân Mỹ, hôm 18/3 tuyên bố hoạt động tuần tra tự do hàng hải sẽ được duy tŕ cho đến khi "không c̣n những yêu sách tuyên bố chủ quyền quá đáng trên toàn thế giới".
"Mỹ sẽ không thay đổi các chiến dịch FONOP trên Biển Đông, bất chấp hành động gây hấn nguy hiểm của một chiến hạm Trung Quốc nhằm vào tàu khu trục Mỹ", Sawyer nói.
Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng sau khi Trung Quốc ngang nhiên xây dựng đảo nhân tạo trái phép, tăng cường hoạt động quân sự tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đi ngược cam kết của Bắc Kinh về việc không quân sự hóa Biển Đông và hứng chịu nhiều chỉ trích của dư luận quốc tế.
VietBF @ sưu tầm