Căng thẳng giữa Trung Quốc và hai nước láng giềng Việt Nam, Philippines vẫn ngày càng leo thang do Bắc Kinh quân sự hóa các rạn san hô và các đảo trong chuỗi đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm nổ lực khẳng định quyền kiểm soát trong khu vực, dù Trung Quốc đang vẽ ra một bức tranh về xây dựng ḷng tin, tăng cường hợp tác và duy tŕ ổn định trong khu vực, nhưng khả năng đụng độ vũ trang ở Biển Đông dường như đang tăng nhanh.
USS Blue Ridge, tàu chỉ huy của Hạm đội thứ bảy của Hải quân Hoa Kỳ, đă neo đậu gần Manila vào ngày 13/3. (Ảnh: AP)
Phát biểu trước các phóng viên Bắc Kinh ngày 8/3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết Trung Quốc và những quốc gia trong khu vực đang t́m cách kết thúc cuộc đàm phán về bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông vào năm 2021. Theo ông Vương, việc này sẽ đưa ra “các biện pháp bảo vệ mạnh mẽ hơn v́ an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông, đồng thời cho phép Trung Quốc và ASEAN xây dựng ḷng tin, quản lư các bất đồng, tăng cường hợp tác và duy tŕ sự ổn định.”
Tuy nhiên, căng thẳng giữa Trung Quốc và hai nước láng giềng Việt Nam, Philippines vẫn ngày càng leo thang do Bắc Kinh quân sự hóa các rạn san hô và các đảo trong chuỗi đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm nổ lực khẳng định quyền kiểm soát trong khu vực, theo Nikkei.
Trong thời gian gần đây, các tàu Trung Quốc đă tập trung ở quần đảo Trường Sa, căng thẳng cũng đang gia tăng ở xung quanh quần đảo Hoàng Sa. Ngày 6/3, một tàu Trung Quốc đă đâm và đánh ch́m một tàu đánh cá Việt Nam gần đảo Đá Lồi (Discovery Reef) ở Hoàng Sa, và cuối cùng 5 ngư dân trên thuyền Việt Nam đă may mắn được giải cứu.
Một giàn khoan dầu của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền. (Ảnh: Reuters)
Đầu tháng 3, truyền thông Philippines đưa tin Trung Quốc tuyên bố có quyền kiểm soát đối với các băi cát gần đảo Thị Tứ, trong những năm qua do Philippines quản lư, ở quần đảo Trường Sa. Các băi cát với nguồn cá bội thu, trước đây thường được các tàu đánh cá của Philippines lui tới, sau đó bị những chiếc thuyền bán quân sự của Trung Quốc đóng giả là tàu đánh cá chiếm đóng.
Thị trưởng của thị trấn Kalayaan, chịu trách nhiệm đảo Thị Tứ nói với truyền thông địa phương rằng ông đă tận mắt chứng kiến một chiếc trực thăng Trung Quốc bay qua đảo trước khi quay trở lại rạn san hô Đ Subi vào cuối tháng 1. Vào năm 2012, Trung Quốc đă đánh bật Philippines khỏi Đá Subi , chỉ cách đó 24 km, sau đó quân sự hóa và xây dựng một đường băng ở đó.
Trung Quốc cũng đă thực hiện chiến lược “cải bắp” trong vùng biển Việt Nam tuyên bố vào năm 2014, khi họ triển khai giàn khoan nước sâu Hayang Shiyou 981, ông Greg Poling, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á cho biết.
“Qua h́nh ảnh vệ tinh cho thấy có hàng trăm tàu cá Trung Quốc có mặt tại các rạn đá ngầm Subi và Đá Vành Khăn vào bất kỳ ngày nào và họ không câu cá, cùng với radar và các công cụ khác,” ông nói. “Mục đích chính của họ là đóng vai tṛ tiền tuyến trong việc khẳng định yêu sách của Trung Quốc đối với Trường Sa, điều đó có nghĩa là họ sẽ đe dọa khi hàng xóm làm những việc mà Trung Quốc không thích.”
Ông Poling nói, những chiếc thuyền đóng vai tṛ là “tai mắt” cho Hải quân và Cảnh sát biển Trung Quốc.
Ngày 1/3, phát biểu tại Manila, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đă đưa ra tuyên bố hỗ trợ mạnh mẽ nhất đối với Philippines trong vấn đề tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với Philippines tại Manila vào ngày 1 tháng 3. (Ảnh: AP)
“Bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào vào lực lượng, máy bay hoặc tàu công cộng của Philippines ở Biển Đông sẽ kích hoạt nghĩa vụ pḥng thủ lẫn nhau theo Điều 4 của Hiệp ước pḥng thủ lẫn nhau của chúng tôi”, ông Pompeo nói với các phóng viên.
Phát biểu tại Hoa Kỳ vào thứ Bay (12/3), ông Pompeo cáo buộc Trung Quốc ngăn chặn các nước Đông Nam Á phát triển tài nguyên năng lượng trên biển thông qua “phương tiện cưỡng chế”. Điều này đă khiến người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đáp trả vào thứ Tư rằng “Các quốc gia bên ngoài khu vực nên kiềm chế khuấy động rắc rối và phá vỡ ḥa b́nh”.
Bất chấp sự giận dữ của Trung Quốc, một hạm đội của Hải quân Hoa Kỳ đă neo đậu tại Vịnh Manila vào thứ Tư. Thuyền trưởng Eric Anduze, chỉ huy USS Blue Ridge, nhắc lại tuyên bố “Mỹ, cùng với các đồng minh và đối tác của chúng tôi, sẽ tiếp tục bay, đi thuyền và hoạt động bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.”