Trung Quốc bị Mỹ coi vừa là đối thủ cạnh tranh vừa là đối thủ chiến lược. Tổng thống Donald Trump bước đầu thắng lợi trong cuộc chiến thương mại với Bắc Kinh. Nhưng việc cạnh tranh hai nước sẽ lan từ lĩnh vực kinh tế thương mại sang nhiều lĩnh vực khác như an ninh, quân sự.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc), tại trụ sở của Nhân dân Nhật báo ở Bắc Kinh mới đây đă diễn ra Hội nghị thường niên Thời báo Hoàn cầu năm 2019 mang chủ đề “Cạnh tranh Mỹ-Trung và sự thay đổi của thế giới”.
Về quan hệ Mỹ-Trung, các diễn giả đưa ra một số đánh giá như sau: Về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, Chánh Văn pḥng Thư kư Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh Triệu Tiểu Trác cho rằng trong 40 năm qua, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc là “tiếp xúc và kiềm chế”, nhưng đến nay đă chuyển sang “kiềm chế” là chính.
Theo ông, hiện nay Mỹ coi Trung Quốc vừa là đối thủ cạnh tranh, vừa là đối thủ chiến lược. Điều đó đồng nghĩa với việc cạnh tranh hai nước sẽ lan từ lĩnh vực kinh tế thương mại sang nhiều lĩnh vực khác như an ninh, quân sự…
Bên cạnh đó, Thiếu tướng Kiều Lương - Giáo sư thuộc trường Đại học Quốc pḥng Trung Quốc - cho rằng Mỹ đang áp dụng “phương thức đế quốc” để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, giống như năm xưa Đế quốc Anh kiềm chế sự trỗi dậy của Pháp và Đức.
Ông khẳng định rằng với một đối thủ như vậy, nếu một mực thỏa hiệp hoặc một mực cạnh tranh đều không được, mà nên chú trọng quy tắc. Theo ông, trước đây Trung Quốc dùng tư duy phương Đông để nh́n nhận thế giới, nhưng phương Tây lại hoàn toàn khác.
Đối với những nước có truyền thống văn hóa, phương thức sinh tồn hoàn toàn khác với Trung Quốc, Trung Quốc nên học tập thế mạnh của họ. Như sự kiện Mạnh Văn Chu hiện nay hoàn toàn bất ngờ đối với Trung Quốc, và đó chính là “liều thuốc cảnh tỉnh” rất tốt dành cho Bắc Kinh.
Về quan hệ Mỹ-Trung, Thiếu tướng Dương Nghị - nguyên Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu chiến lược của trường Đại học Quốc pḥng - cho rằng quan hệ hai nước đang đứng trước ngă tư đường, vừa mang tính quan trọng lại vừa nguy hiểm, Trung Quốc cần chuẩn bị đối đầu với Mỹ lâu dài.
Một là, mục tiêu chiến lược của Trung Quốc và Mỹ hiện nay đang mâu thuẫn nhau: Trung Quốc muốn chấn hưng dân tộc, Mỹ muốn "vĩ đại trở lại", cả hai bên đều cho rằng mục tiêu của đối phương đang gây tổn hại cho ḿnh.
Hai là, xu thế hiện nay đang là Mỹ tấn công, Trung Quốc pḥng ngự. Sự lo ngại về chiến lược của Mỹ đă gây ra “sự biến dạng về động thái”. Sự tương tác giữa hai nước có thể mất kiểm soát, rơi vào ṿng tuần hoàn tiêu cực, khiến hai bên khó có thể đạt được một thỏa hiệp có thể giữ thể diện cho cả hai phía.
Theo Thiếu tướng Dương Nghị, cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung đă bao trùm lên rất nhiều lĩnh vực, vai tṛ của các lĩnh vực này cũng đang thay đổi, trong đó định vị chiến lược trong lĩnh vực chính trị đang có sự dịch chuyển.
Trong quan hệ an ninh, đặc biệt là quan hệ quân sự, hai bên đang pḥng ngừa lẫn nhau, nhưng đều cố gắng tránh đối đầu. Ông cho rằng xét về tổng thể, "sóng gió" quan hệ Mỹ-Trung c̣n tiếp diễn trong một khoảng thời gian. Trong quá tŕnh này, hai bên cũng sẽ có một số động tác để giữ thể diện.
Về xu thế chiến lược, ông cho rằng sự ổn định của quan hệ Mỹ-Trung không thể đạt được bằng cách một bên hoàn toàn nhân nhượng, một bên hoàn toàn thắng lợi. Do vậy, theo ông, Trung Quốc cần thực hiện phương châm “không mất kiểm soát, không chịu thiệt, không nóng vội, làm tốt công tác chuẩn bị đối đầu với Mỹ lâu dài”.
Dương Hy Vũ, nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc, cũng cho rằng quan hệ Mỹ-Trung đang đứng trước ngă tư đường, nếu xử lư không tốt sẽ gây rủi ro, đẩy hai nước vào cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới.
Theo ông, trong hơn 40 năm kể từ khi cựu Tổng thống Mỹ Richard Nixon thăm Trung Quốc năm 1972 đến nay, quan hệ giữa hai nước đă nhiều lần mâu thuẫn và khủng hoảng, chẳng hạn như Mỹ phong tỏa Trung Quốc vào thập kỷ 90 của thế kỷ 20, quan chức cấp bộ trưởng không được qua lại, sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư bị máy bay Mỹ ném bom, vụ va chạm máy bay giữa hai nước tại Biển Đông …, nhưng quan hệ hai nước hiện nay rơi vào trạng thái tồi tệ, nguy hiểm nhất. Đó là do môi trường chính trị cũng như cơ cấu thực lực của hai nước có sự thay đổi.
Trong hơn 40 năm qua, khi hai nước xử lư những vấn đề phức tạp, nhạy cảm đều tuân theo một nguyên tắc là cố gắng kiềm chế để vấn đề không bị lan rộng, leo thang. Tuy nhiên, hiện nay mọi mâu thuẫn giữa hai nước đều có thể bị chính trị hóa, chiến lược hóa, thậm chí các vấn đề nội bộ hai nước cũng có thể bị nâng cấp lên thành vấn đề liên quan quan hệ Mỹ-Trung.
Ví dụ, Mỹ cho rằng Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc là chiến lược địa chính trị toàn cầu, vấn đề thương mại song phương trước đây chỉ đơn thuần là vấn đề thương mại, nay trở thành chủ trương chiến lược của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc.
Do vậy, theo ông, quan hệ hai nước đang đứng trước ngă tư đường, nếu hai bên đều chiến lược hóa, chính trị hóa mọi vấn đề trong quan hệ song phương th́ khó tránh khỏi sa vào cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới. Sau năm 2018 đầy trắc trở, sang năm 2019, quan hệ giữa hai nước có thể bước vào thời kỳ điều chỉnh, quyết định việc hai nước có thực bước vào cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới hay không./.