Vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Chu, giám đốc tài chính của Tập đoàn viễn thông Huawei, là một phần trong cuộc điều tra của Mỹ nhằm vào âm mưu sử dụng hệ thống ngân hàng toàn cầu để tránh cấm vận của Mỹ đối với Iran, sẽ khiến cho căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trở nên tồi tệ hơn ở một thời điểm vô cùng nhạy cảm.
Ảnh: Nikkei
Vụ việc bắt giữ giám đốc tài chính của Huawei, bà Mạnh Văn Chu, tại Canada nhiều khả năng có liên quan đến vụ việc Huawei vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran. Vụ việc này không hề đơn lẻ mà nó là chương cuối trong lịch sử dài căng thẳng giữa hăng sản xuất điện thoại và viễn thông Trung Quốc với chính phủ và doanh nghiệp Mỹ.
Bà Mạnh Văn Chu là ai?
Không chỉ đảm đương vai tṛ giám đốc tài chính, bà Mạnh Văn Chu c̣n là phó chủ tịch hội đồng quản trị của Huawei đồng thời là con gái của nhà sáng lập. Bà Mạnh bị bắt giữ tại Canada nhưng đang đối diện với khả năng bị dẫn độ về Mỹ.
Trước đó, Mỹ đă mở cuộc điều tra về việc liệu Huawei có bán thiết bị cho Iran bất chấp Mỹ cấm xuất khẩu sang nước này. Công ty Huawei khẳng định công ty không hề biết rằng CFO công ty có hành vi ǵ sai phạm và rằng giới chức hai nước rồi sẽ có được một thỏa thuận.
Vụ bắt giữ sẽ tác động thế nào đến quan hệ Mỹ - Trung Quốc?
Vụ bắt giữ chắc chắn sẽ khiến cho căng thẳng giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh trở nên tồi tệ hơn ở một thời điểm vô cùng nhạy cảm. Mới cuối tuần vừa rồi, hai nước mới gặp nhau để tạm tuyên bố đ́nh chiến trong cuộc đối đầu thương mại. Công nghệ Trung Quốc luôn khiến phía Mỹ đau đầu. Mới đây, phía Mỹ đă lấy lư do phía Trung Quốc vi phạm bản quyền trí tuệ để tăng thuế đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc.
Huawei cho đến nay là công ty công nghệ thực sự mang tính toàn cầu của Trung Quốc, hoạt động của Huawei rộng khắp từ châu Phi, châu Âu cho đến châu Á. Thông tin về vụ bắt giữ bà Mạnh Văn Chu lập tức khiến cho đại sứ quán Trung Quốc tại Canada tức giận và lên tiếng đề nghị Canada và Mỹ phải lập tức trả tự do cho bà này. Tại Trung Quốc, người ta có thể coi vụ bắt giữ như hành động tấn công vào một trong những biểu tượng doanh nghiệp quan trọng nhất của nước này.
Tại sao Mỹ “khó chịu” với Huawei?
Huawei được thành lập vào năm 1987 bởi ông Ren Zhengfei, kỹ sư từng làm việc cho quân đội Trung Quốc trước đây. Huawei được hưởng nhiều chính sách ưu đăi từ phía chính phủ Trung Quốc bởi chính phủ Trung Quốc cũng không muốn sử dụng quá nhiều công nghệ nước ngoài cho những hoạt động giao tiếp quan trọng.
Giới chức Mỹ và các chuyên gia ngành bao lâu nay đă không ngừng nghi ngờ rằng Huawei làm việc chủ yếu phục vụ cho quyền lợi của chính phủ Trung Quốc.
Trng bản báo cáo công bố vào năm 2012, phía Mỹ đă đề cập đến Huawei và ZTE như đối tượng tiềm ẩn rủi ro với quyền lợi an ninh của Mỹ. Báo cáo cũng nhấn mạnh về quan hệ của Huawei với chính phủ Trung Quốc và sau nhiều cuộc tiếp xúc, phía Mỹ kết luận rằng Huawei vẫn không thể giải thích được mối quan hệ đó.
Huawei nói ǵ?
Huawei đă không ngừng phản đối các cáo buộc và tuyên bố rằng Huawei thuộc sở hữu của ông Ren và chính nhân viên của Huawei. Thế nhưng khi mà trong những năm gần đây, chính sách của chính phủ Trung Quốc với trọng tâm ưu tiên cho các nhà cung cấp địa phương đă chỉ khiến cho nghi ngờ từ phía Mỹ có thêm cơ sở. Hiện chưa rơ Huawei nhận được hỗ trợ kiểu ǵ từ phía Bắc Kinh: tài chính hoặc chính trị, nếu có. Những năm gần đây, công ty bắt đầu công bố kết quả kinh doanh, dành thêm tiền cho hoạt động marketing và lôi kéo thêm truyền thông nước ngoài vào để tăng cường minh bạch.
Huawei đă làm ǵ để khiến cho phía Mỹ tức giận?
Những câu chuyện rắc rối bắt đầu phát sinh từ năm 2003 khi mà Cisco Systems kiện Huawei với lư do buộc tội công ty Trung Quốc này vi phạm bản quyền và trái phép cóp mă nguồn sử dụng trong thiết bị của Cisco Systems. Năm sau đó, Huawei bỏ đi những code gây tranh căi và vụ việc đă bị dẹp sang bên.
Ngoài ra, Huawei cũng bị cáo buộc ăn cắp bản quyền trí tuệ từ nhiều công ty Mỹ khác. T-Mobile cáo buộc Huawei ăn cắp công nghệ từ công ty này. Vào đầu năm nay, Tổng thống Trump đă chặn Broadcom thâu tóm Qualcomm sau khi một cơ quan của Mỹ lo ngại rằng vụ việc này tác động đến an ninh quốc gia. Những lo lắng trên xuất phát từ mối liên hệ giữa Broadcom với Huawei.