Tàu sân bay Liêu Ninh là tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc. Thế nhưng sự cố ṛ rỉ nồi hơi năm 2014 khiến tàu Liêu Ninh tê liệt dường như là động lực để Trung Quốc phát triển tàu sân bay hiện đại hơn.
Tàu Liêu Ninh thả neo gần cảng Đại Liên hồi năm ngoái. Ảnh: Sina.
Tàu sân bay Liêu Ninh từng được coi là biểu tượng cho sức mạnh hải quân đang lớn mạnh của Trung Quốc. Tuy nhiên, chiến hạm dài 304 m với lượng giăn nước 53.000 tấn này từng gặp trục trặc nghiêm trọng ở hệ thống truyền động, khiến con tàu tê liệt trong một chuyến thử nghiệm trên biển.
Giới chuyên gia cho rằng đây có thể là lư do khiến Bắc Kinh chỉ dùng nó cho nhiệm vụ huấn luyện và thử nghiệm trong thời gian nghiên cứu, phát triển mẫu tàu sân bay nội địa hiện đại hơn, theo War Is Boring.
Năm 1998, tàu Liêu Ninh khi đó vẫn c̣n mang tên Varyag, chỉ là một bộ khung han rỉ bị tháo động cơ và nằm im ĺm trong một xưởng đóng tàu của Ukraine. Một nhóm cựu sĩ quan Trung Quốc quyết định bỏ tiền mua con tàu này về, nhằm biến nó thành một "ṣng bạc nổi" ở Macau.
Hành tŕnh kéo tàu Varyag về Trung Quốc gặp nhiều khó khăn, nhưng nó vẫn cập cảng Đại Liên sau hành tŕnh dài trên biển. Bắc Kinh sau đó đă đầu tư rất nhiều nguồn lực để tân trang và biến Varyag thành tàu sân bay Liêu Ninh, trước khi bắt đầu thử nghiệm trên biển.
Khi tàu Liêu Ninh bắt đầu thực hiện các cuộc chạy thử vào năm 2014, nó trở thành niềm tự hào của hải quân và người dân Trung Quốc. Mạng xă hội nước này lúc đó tràn ngập các h́nh ảnh ca ngợi sức mạnh của chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên trong biên chế hải quân, thậm chí có người c̣n gọi đây là vũ khí "bất khả chiến bại" của Trung Quốc.
Tuy nhiên, một bài viết đăng trên mục quân sự của trang Sina hồi tháng 10/2014 tiết lộ tàu Liêu Ninh đă gặp sự cố với hệ thống nồi hơi trong một lần chạy thử trên biển.
Bài viết đề cập đến kỹ sư cơ điện Lou Fuqiang trên tàu Liêu Ninh, cho biết sự cố bắt nguồn từ vết ṛ rỉ trên nồi hơi, khiến hơi nóng ngay lập tức tràn ngập khoang động cơ của tàu. Hơi nước và nước nóng phun ra c̣n gây chập và làm toàn bộ hệ thống điện trên tàu ngừng hoạt động.
Tàu sân bay Liêu Ninh rơi vào t́nh trạng tê liệt, các thủy thủ trong khoang động cơ được sơ tán khẩn cấp. Lou và các kỹ sư cơ điện khác đă phải mạo hiểm t́m cách khắc phục sự cố để tàu có thể hoạt động và quay về cảng Đại Liên.
Chuyên gia quân sự Robert Beckhusen cho rằng thủy thủ trên tàu đă gặp may, bởi luồng hơi nóng áp suất cao phun ra từ nồi hơi có thể làm chết người ngay khi tiếp xúc. Nhiều khả năng luồng hơi nước thoát ra chỉ có áp suất thấp do sự cố phát sinh trong quá tŕnh trao đổi nhiệt.
Hải quân Trung Quốc bắt đầu hiện đại hóa tàu sân bay Liêu Ninh năm 2005, gần như phải đóng mới các chi tiết bên trong tàu. Hệ thống điện tử, pháo pḥng không và động cơ đều nằm trong danh sách các bộ phận được nâng cấp.
Lỗi nồi hơi là hiện tượng thường gặp trên các tàu sân bay do Liên Xô sản xuất. Năm 2014, tàu sân bay INS Vikramaditya được Ấn Độ mua từ Nga cũng bị mất điện khi đang cơ động trên biển do nồi hơi bị quá nhiệt. Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga luôn phải có tàu kéo đi kèm, do hệ thống nồi hơi có nhiều khuyết điểm và ít được bảo dưỡng đúng cách.
Lỗi nồi hơi tốn rất nhiều chi phí sửa chữa, khiến tuổi thọ tàu bị rút ngắn và giới hạn đáng kể tốc độ tối đa trên biển. Trong khi đó, Trung Quốc chưa thiết lập được mạng lưới căn cứ hải quân ở nước ngoài để hỗ trợ tàu Liêu Ninh khi nó hoạt động xa bờ.
Những vấn đề này khiến hải quân Trung Quốc chỉ dùng Liêu Ninh cho việc huấn luyện và nghiên cứu phương án vận hành tàu sân bay. Bắc Kinh sau đó dốc sức phát triển tàu sân bay nội địa và vừa hạ thủy hàng không mẫu hạm Type-001A mang tên Sơn Đông có công nghệ hiện đại hơn so với Liêu Ninh.
Therealrtz © VietBF