Để có nguồn ngoại tệ dồi dào, Triều Tiên chủ yếu dựa vào xuất khẩu lao động. Rất nhiều lao động sang làm thuê cho Trung Quốc. Họ sang đây theo nhóm đông người để thực hiện các công việc lao động chân tay dưới sự giám sát nghiêm ngặt của các đặc vụ an ninh. Đồng lương thấp, điều kiện sống khá vất vả, mỗi năm họ mang lại nguồn ngoại tệ đáng kể cho B́nh Nhưỡng.
Hiện tại, có rất ít thông tin về lao động Triều Tiên tại Trung Quốc. Bắc Kinh gần như phong tỏa thông tin về con số cụ thể hay điều kiện sống và lao động của những người Triều Tiên tại đây.
Theo ông Go Myong-hyun, nhà nghiên cứu hàng đầu của Học viện Nghiên cứu Chính sách Asan (Hàn Quốc), người có những công tŕnh nghiên cứu về t́nh h́nh lao động Triều Tiên được chính phủ Hàn Quốc công nhận, hiện tại ở tây bắc Trung Quốc đang có 20.000 lao động Triều Tiên. Họ làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh có ngành nghề cần nhiều lao động chân tay như ngành sản xuất quần áo.
Ông Go cho biết đây là những công việc trả lương thấp và tỉ lệ bỏ việc cao với lao động Trung Quốc. Tuy nhiên, tỉ lệ bỏ việc của công nhân Triều Tiên gần bằng 0, v́ vậy việc thuê lao động Triều Tiên rơ ràng có lợi hơn. Mỗi năm họ làm ra nguồn ngoại tệ 100 triệu USD đến 200 triệu USD gửi về cho chính phủ Triều Tiên.
Ông Go trích dẫn báo cáo năm 2014 về nhân quyền tại Triều Tiên mà ông là đồng tác giả cho biết hiện tại có 16 quốc gia đang sử dụng lao động Triều Tiên. Các lao động Triều Tiên sẽ được gửi theo nhóm sang để làm một công việc cụ thể và sẽ được quản lư bởi các đặc vụ an ninh Triều Tiên.
Theo ông Brian Moore, thành viên diễn đàn nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Thái B́nh Dương, các đặc vụ an ninh thường có nhân thân tốt và phải vượt qua bài kiểm tra về an ninh của chính phủ Triều Tiên. Họ có nhiệm vụ quản lư và giữ hộ chiếu của những lao động này.
Cuộc sống của các lao động khá vất vả. Họ phải làm việc 20 giờ mỗi ngày, được nghỉ 1 hoặc 2 ngày 1 tháng. Mức lương họ nhận được vào khoảng 120 USD tới 150 USD 1 tháng và bị giữ lại phần lớn lương cho đến khi họ quay trở lại Triều Tiên. Mỗi lao động chỉ có thời hạn làm việc 3 năm, sau khi quay về họ sẽ không được xuất khẩu lao động lần nữa.
(Ảnh minh họa: SCMP)
Tương lai nào sau lệnh trừng phạt?
Vào ngày 6/8, Liên Hợp Quốc ban hành lệnh trừng phạt mới, trong đó có việc phá vỡ các nguồn ngoại tệ đang chảy vào Triều Tiên. Điều này bao gồm việc cấm Triều Tiên xuất khẩu lao động sang Trung Quốc và Nga và các quốc gia vùng Vịnh có liên minh quân sự với Mỹ như Qatar, Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất UAE, Kuwait và Oman.
Sau khi lệnh cấm được Hội đồng Bảo an trong đó có Trung Quốc thông qua, bà Zhang Huizh, phó giám đốc trường đại học Đông Nam Á thuộc Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) cho rằng lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng tới những lao động Triều Tiên hiện đang làm việc tại Trung Quốc, nhưng sẽ tăng chi phí để các công ty Trung Quốc tuyển thêm người mới. Họ sẽ phải cân nhắc khoản chênh lệch phải trả thêm để thuê lao động Triều Tiên và sẽ khiến họ ngần ngại.
Thêm vào đó, việc các lệnh trừng phạt hướng tới những tổ chức, cá nhân có liên quan tới Triều Tiên, nên thường chỉ có các nhà máy vừa và nhỏ ở gần vùng biên giới sẵn ḷng thuê lao động Triều Tiên. Các công ty lớn đều sợ những rắc rối có thể xảy ra nên họ không mấy sẵn sàng thuê những lao động này.
Theo ông Tim Peters, một nhà hoạt động xă hội của tổ chức Helping Hands Korea có trụ sở tại Seoul (Hàn Quốc), tổ chức phi chính phủ giúp đỡ người tị nạn Triều Tiên, cho biết lệnh trừng phạt sẽ ảnh hưởng nhiều nhất tới người Triều Tiên do người dân dường như vẫn rất khao khát được xuất ngoại lao động mặc cho điều kiện sống thiến thốn và vất vả.
Bà Zhang cũng cho biết thêm nếu không có lệnh cấm th́ số lượng lao động Triều Tiên ở Trung Quốc cũng có dấu hiệu giảm sút do Triều Tiên đă không c̣n quá “mặn mà” với việc gửi lao động ra nước ngoài. Nguyên nhân có thể v́ nguồn lợi thu được từ những lao động này quá ít để B́nh Nhưỡng duy tŕ chương tŕnh hạt nhân của nước này.
Therealtz © VietBF