Vietbf.com - Bộ Ngoại giao Đức ra thông cáo về phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết tùy viên an ninh của Đại sứ quán Việt Nam tại Đức bị yêu cầu rời khỏi Đức sau 48 giờ do bị mật vụ Việt Nam sang tận Đức để bắt cóc một cựu lănh đạo thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, là ông Trịnh Xuân Thanh trên lănh thổ Đức rồi đưa lậu ra khỏi nước này.
Báo Financial Times đăng tin Đức trục xuất đại sứ và đại diện t́nh báo Việt Nam tại Berlin. Screen capture of Financial Times
Tờ Financial Times dẫn lại nguồn của Bộ Công an Việt Nam nói là ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú với cơ quan công an tại thủ đô Hà Nội hôm thứ hai ngày 31 tháng 7 vừa qua. Trước đó khi c̣n ở Đức, ông Trịnh Xuân Thanh vừa lo chống bị trục xuất vừa t́m quy chế tỵ nạn.
Bộ Ngoại giao Đức vào ngày 2 tháng 8 ra thông cáo cho biết sau khi có bằng chứng rơ rệt hơn và đủ căn cứ không c̣n nghi ngờ ǵ về việc các cơ quan và đại sứ quán Việt Nam tại Berlin có dính líu đến vụ bắt cóc công dân Việt Nam ngay tại thủ đô nước Đức, phía ngoại giao nước sở tại triệu đại sứ Việt Nam đến vào ngày 1 tháng 8.
Ngoài thời hạn rời nước Đức đưa ra đối với các quan chức Việt Nam có liên quan trong vụ việc; phía Bộ Ngoại giao Đức cũng ra thời hạn 48 tiếng đồng hồ, Việt Nam phải chấp thuận yêu cầu đưa ông Trịnh Xuân Thanh trả về lại Đức. Thời hạn chót cho yêu cầu này là vào trưa ngày 2 tháng 8.
Yêu cầu Hà Nội trả ông Trịnh Xuân Thanh lại về Đức là nhằm mục đích để biện pháp trục xuất cũng như việc xin quy chế tỵ nạn của ông Trịnh Xuân Thanh được xử lư theo đúng luật của Đức và luật pháp quốc tế.
Tờ Financial Times c̣n nói rơ giới chức Đức rất giận dữ v́ vụ việc ông Trịnh Xuân Thanh cách đây chưa đầy 1 tháng từng được thảo luận với phía Việt Nam ở một cấp cao nhân kỳ thượng đỉnh G20 diễn ra ở Hamburg. Dịp đó thủ tướng Việt Nam được mời như một khách tham dự.
Financial Times nhắc lại Việt Nam là một đối tác kinh tế khiêm tốn của Đức. Kim ngạch mậu dịch song phương tổng cộng 9 tỷ đô la Mỹ. Cả hai phía cam kết nâng kim ngạch mậu dịch song phương lên 20 tỷ đô la Mỹ.
Tại Đức, có một cộng đồng người Việt bắt đầu kể từ thời kỳ Chiến Tranh Lạnh; lúc đó Hà Nội gửi sinh viên sang Đức để được đào tạo, rồi một số ở lại Đức.