Qua cái chết của sinh viên Mỹ bị giam giữ tại Triều Tiên,có thể thấy chính quyền Triều Tiên dă man và tàn bạo như thế nào.Anh sinh viên Mỹ bị ngược đăi ở Triều Tiên,khi bị bắt th́ khoẻ mạnh,khi được thả th́ hôn mê sâu,đây là điều mà người dân Triều Tiên cũng phải đối mặt.Những người trốn thoát khỏi Triều Tiên kể lại cuộc sống như địa ngục ở nước này.
Sau hơn một năm bị giam giữ ở Triều Tiên v́ lấy một khẩu hiệu tuyên truyền, sinh viên Mỹ Otto Warmbier được thả ra trong t́nh trạng hôn mê và qua đời vài ngày sau đó. Sự ngược đăi mà Otto gánh chịu cũng là điều mà có thể hàng triệu người dân nước này đang ngày ngày đối mặt.
Trong bài phóng sự mới đây, hăng tin Fox News đă thuật lại cuộc sống như địa ngục tại Triều Tiên qua lời kể của những người trong cuộc.
Một h́nh thức tra tấn trong các nhà tù Triều Tiên theo mô tả của những người trốn thoát (Ảnh: CNN)
Jun Heo, đă từng bị đưa tới trại cưỡng bức lao động khi anh c̣n là một thiếu niên. Anh kể với Fox News rằng anh bị đánh đập đến mức thâm tím khắp người và việc anh bị tra tấn hầu như diễn ra trong từng giây phút. Có tới 20 người bị nhốt trong một pḥng giam chật hẹp.
Tiếng khóc và tiếng la hét trở thành âm thanh quen thuộc trong cuộc sống cầm tù. Khi màn đêm buông xuống là những tiếng thét đau đớn v́ bị tra tấn tàn bạo.
Các tù nhân cố gắng ngủ trong cơn đói cồn cào với những nỗi đau thấu tận tim gan do xương bị găy sau mỗi trận tra tấn.
“Chúng tôi có thể nghe thấy họ hét lên,” Heo nói. “Bạn có bao giờ nghĩ điều tàn ác nhất trên thế gian này lại là điều b́nh thường ở nơi đây.”
Jun Heo, 26 tuổi, sống tại Hàn Quốc sau khi trốn thoát khỏi Triều Tiên (Ảnh: Fox News)
Heo từng trốn sang Trung Quốc với hy vọng có được cuộc sống tốt đẹp hơn. Vào tháng 11/2005, Heo cùng 12 người khác – đă vượt biên sang Trung Quốc và ở lại nhà của “một người môi giới” ở Bắc Kinh. Người môi giới yêu cầu họ không rời khỏi nhà v́ lư do an toàn. Nhưng vào ngày 6/12/2015, một ngày trước khi anh bước sang tuổi 14, một nhóm cảnh sát Trung Quốc có trang bị vũ khí và dùi cui điện – ập vào ngôi nhà và bao vây những người đào thoát đang vô cùng sợ hăi.
“Người môi giới cũng có một khẩu súng và một chiếc dùi cui. Hóa ra anh ta là đặc vụ”, Heo nhớ lại. “Tôi bị giam giữ 2 ngày trong một nhà tù ở Trung Quốc và sau đó bị đưa trở lại trại giam Sinuiju ở Triều Tiên.”
Người dân đi mót lúa – cảnh tượng thường thấy ở Triều Tiên (Ảnh: BBC)
Sau vài tháng, Heo được thả tự do. Nhưng vào năm 2008, ở tuổi 17, Heo lại quyết định đào thoát một lần nữa. Hiện tại, anh là sinh viên khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Seoul, đồng thời học tiếng Anh tại trung tâm tiếng Anh cho người tị nạn Triều Tiên.
Heo tâm sự “Nơi đây giống như thiên đường vậy. Tôi vẫn chưa tin là ḿnh đang sống ở đây.”
Đối với phần lớn 25 triệu người dân Bắc Triều Tiên, cuộc sống bên ngoài trại giam cũng không hề dễ dàng, có lẽ chỉ tốt hơn một chút so với những ǵ Heo đă trải qua.
Một bức tranh tuyên truyền về ông Kim Il Sung và Kim Jong Il, lần lượt là ông nội và cha của lănh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Cuộc sống của họ vô cùng tồi tệ, từ việc bị cưỡng bức phá thai, … cho đến việc người dân bị đột ngột mất tích, điều này thường được mô tả là “cưỡng bức chuyển hóa người dân”. Việc chuyển hóa này có thể xảy ra đối với bất cứ ai vào bất cứ lúc nào. Quân đội Triều Tiên vốn khét tiếng là có thể ập vào nhà người dân và bắt bớ toàn bộ các thành viên trong gia đ́nh. Sau đó, không ai biết những người này bị đưa đi đâu và họ sống ra sao.
Bên cạnh đó, người dân Triều Tiên luôn phải đối mặt với t́nh trạng khan hiếm thực phẩm. Liên Hợp Quốc báo cáo rằng 70% dân số nước này – khoảng 18 triệu người – đang sống trong cảnh thiếu thốn lương thực. T́nh trạng trẻ em suy dinh dưỡng là điều phổ biến tại Triều Tiên. Gần 9 triệu người không được chăm sóc sức khoẻ, và hơn 5 triệu người sống trong cảnh nghèo đói v́ không có nước sạch.
Từ khi c̣n nhỏ, người Triều Tiên được dạy dỗ là không được có ư kiến trái chiều hay nói điều không tốt về nhà lănh đạo của họ, ngay cả trong các cuộc tṛ chuyện riêng tư.
Ông Tom Fowdy, người sáng lập Tổ chức Quan sát viên thanh niên Triều Tiên (Young DPRK Watchers), lưu ư rằng các buổi lễ được tổ chức là để hát các bài ngợi ca nhà lănh đạo của họ.
Lănh đạo Kim Jong Un và trẻ em Triều Tiên (Ảnh: KCNA/EPA)
“Họ không có quyền đưa ra sự lựa chọn cho bản thân ḿnh. Từ lúc sinh ra, mọi thứ về cuộc sống của họ đều do người khác quyết định,” Heo nói. “Mỗi cảnh tượng, mỗi bài phát biểu, ngay cả những bài hát về những con chim xung quanh bạn, đều bị kiểm soát.”
Hệ thống phân loại giai cấp khiến người Triều Tiên bị bó buộc trong giai tầng mà họ sinh ra. Giai tầng này được quyết định bởi danh tiếng của gia đ́nh. Đôi khi có người có thể tiến lên vị trí cao hơn nếu giành được sự ủng hộ của người lănh đạo. Ngược lại, có những trường hợp bị giáng hạ, thường là do họ có quan hệ với tội phạm, những người đào thoát hoặc người Hàn Quốc.
Theo ông Chad O’Carroll, giám đốc điều hành của Korea Risk Group, tổ chức cung cấp các phân tích về t́nh h́nh Triều Tiên: “Những người ở giai tầng thấp thường là những người không có tương lai tốt đẹp. Ngược lại, những người ở giai tầng cao, đặc biệt xuất thân trong các gia đ́nh chính khách hay trong quân đội th́ có cơ hội và đặc quyền lớn hơn.”
“Nhưng cho dù thuộc giai tầng nào, th́ hầu hết những người Triều Tiên trẻ tuổi không bao giờ được rời bỏ đất nước, không được công khai tiếp cận thông tin nước ngoài mà không được nhà nước cho phép, không được thể hiện sự kính trọng đối với bất cứ ai ngoài lănh đạo nước ḿnh.”
Mỗi người dân Triều Tiên đều được yêu cầu treo ảnh chân dung của cựu lănh đạo Kim Il Sung và Kim Jong Il trong nhà của họ. Các cơ quan chức năng sẽ thường xuyên đi kiểm tra để đảm bảo những bức ảnh này được giữ ǵn sạch sẽ.
Trong các chương tŕnh giáo dục, các chủ đề quan trọng nhất được dạy ở trường học là “Lịch sử cách mạng của Kim Il Sung”, “Lịch sử cách mạng của Kim Jong Il” và “Lịch sử cách mạng của Kim Jong Un”.
Từ nhỏ, người dân Triều Tiên đă được dạy rằng Mỹ là “kẻ thù tàn nhẫn làm gián đoạn sự thống nhất của Bắc và Nam Triều Tiên”.
Chính quyền họ Kim cũng từng tuyên truyền rằng Hàn Quốc là một vùng đất nghèo khó, nơi lính Mỹ bắn chết các trẻ em Hàn Quốc. Tuy nhiên, người Triều Tiên dần dần biết thêm thông tin và nhận ra rằng Hàn Quốc có mức sống cao hơn miền bắc.