Mọi người lấy làm ngạc nhiên v́ với một cường quốc như Nga mà chỉ có một tàu sân bay duy nhất đă lạc hậu. Có thể nói hải quân không phải là sức mạnh quân sự của Nga. Giấc mơ tàu sân bay của Nga đă chết?
Theo tạp chí National Interest, kể từ khi Nga tuyên bố dự án chế tạo tàu sân bay có trọng lượng hàng trăm ngàn tấn, nhiều chuyên gia quân sự nước ngoài đă không tin Nga có thể làm được.
Hai năm trước, Nga tuyên bố kế hoạch chế tạo một loại tàu sân bay nặng hàng trăm ngàn tấn có thể sánh với tàu sân bay lớp Ford của Mỹ. Song nhiều chuyên gia quốc phóng đă gọi ư tưởng này là không thực tế, bởi chi phí 17 tỉ USD của dự án này là quá cao trong bối cảnh Hải quân Nga đang gặp khó khăn trong việc bảo dưỡng tàu sân bay duy nhất của ḿnh.
Tàu Đô đốc Kuznetsov của Nga là tàu sân bay duy nhất của Nga hiện nay.
Thực tế, kế hoạch quốc pḥng 5 năm của Nga từ năm 2020 đến 2025 đề cập đến việc nâng cấp các loại vũ khí hạt nhân, phát triển máy bay chiến đấu và máy bay ném bom mới và chế tạo tàu chiến mới, song tàu sân bay không được đề cập đến. “Nga một lần nữa chú trọng vào việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân mới cùng các loại tàu chiến cỡ nhỏ”, tạp chí Defense News viết.
“Điều đáng chú ư trong kế hoạch 5 năm của Nga đó là việc chế tạo tàu sân bay mới và tàu chiến hạt nhân mới không được đề cập đến. Điều này cho thấy rằng công cuộc phát triển hải quân của Nga một lần nữa gặp trục trặc”, tạp chí này nói thêm.
Cũng trong cuộc phỏng vấn với hăng tin Vesti của Nga, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, người giám sát hoạt động của ngành công nghiệp quốc pḥng Nga đă nói về những chậm trễ trong quá tŕnh đóng tàu sân bay và tàu chiến rằng: “Về mặt công nghệ và kỹ thuật, ngành công nghiệp Nga hoàn toàn có thể chế tạo một loại tàu như vậy, tuy nhiên vấn đề ở đây là liệu sự xuất hiện của chúng có cần thiết hay không”.
“Cần phải nhớ rằng khác với Mỹ, chúng ta không phải là một thế lực trên biển lớn mạnh mà là một cường quốc khu vực. Chúng ta phải tập trung vào nhiều ưu tiên khác quan trọng hơn”, ông Rogozin nói thêm.
Đây là điều mà các chuyên gia phương Tây không ngạc nhiên. “Nga không có một xưởng đóng tàu đủ lớn để chế tạo các tàu kích cỡ lớn (trước đây, phần lớn các tàu chiến lớn của Liên Xô được đóng ở Ukraine), cũng như những kinh nghiệm kỹ thuật cần thiết để chế tạo các động cơ tuốc bin chạy bằng diesel đáng tin cậy”, tạp chí Defense News nói.
Đối với các lực lượng hải quân có tham vọng tầm thế giới, tàu sân bay là một trong những vũ khí rất quan trọng. Tuy nhiên như ông Rogozin đă nói, Nga không phải là một cường quốc trên biển giống Mỹ hay Đế chế Anh trước đây. Trong lịch sử, bộ binh Nga là lực lượng làm nên chiến thắng trước quân Napoleon và Phát xít Đức, chứ không phải Hải quân Nga.
Ngày nay, quân đội Nga chú trọng về độ cơ động trong chiến đấu, nhưng họ chủ yếu tập trung vào việc phát triển lực lượng máy bay chiến đấu. Ông Rogozin cho biết Nga sẽ cho ra mắt một mẫu tàu vận tải hạng trung vào khoảng năm 2023, và một tàu vận tải cỡ nhỏ sẽ xuất hiện vào cuối năm nay. “Đối với quân đội Nga, việc có thể triển khai nhanh chóng tới một khu vực trên thế giới là rất quan trọng. Bằng cách này, chúng tôi có thể đối đầu với bất kỳ kẻ thù nào, không chỉ bằng quân số mà băng kỹ năng cũng như độ cơ động của ḿnh”, ông nói.