Vietbf.com - Cuộc đối đầu đầu tiên của Tổng thống Mỹ với những tên tuổi lớn trong làng báo chí Mỹ được cho là chưa bao giờ xảy ra trước đây, khi một tổng thống đương nhiệm công khai bày tỏ thái độ với báo chí. Ông Trump thậm chí c̣n doạ bỏ luôn họp báo ở Nhà Trắng và chỉ phát báo cáo.
“Trong làng báo Mỹ th́ New York Times và Washington Post được coi như một trong số các ‘huyền thoại’. Vậy mà Tổng thống Trump đă không ngần ngại ‘tuyên chiến’ với chúng tôi, chỉ trích chúng tôi là tin tức sai trái, giả mạo (fake news). Tuy nhiên, đến nay chúng tôi chưa phải rút lại một bài báo nào hoặc phải đính chính về sai sót nghiêm trọng nào trong các tác phẩm của ḿnh”, ông Will Englund, biên tập viên phụ trách mảng Thời sự châu Á của Washington Post, nói với ****.vn.
Tổng thống Trump tại một cuộc họp báo ở Nhà Trắng. Ảnh: AP.
Báo Washington Post, nơi từng phanh phui vụ Watergate ảnh hưởng đến mức Tổng thống Richard Nixon phải từ chức, cũng tạo dấu ấn trong luồng sự kiện về cuộc điều tra mối quan hệ giữa chính quyền Trump với phía Nga. Tờ này chính là nơi đầu tiên tiết lộ việc tướng Michael Flynn nói dối về mối quan hệ và những nội dung trao đổi với người Nga khiến ông này mất chức, trở thành cố vấn an ninh quốc gia có thời gian tại vị ngắn nhất lịch sử (24 ngày).
Trước đó, Washington Post cũng là tờ báo giáng vào chiến dịch tranh cử của ông Trump một đ̣n mạnh hồi năm 2016 khi công bố đoạn băng mà vị tỷ phú có lời lẽ khiếm nhă với phụ nữ trong một cuộc chương tŕnh ghi h́nh cách đây hơn 10 năm.
Khi ông Trump trở thành tổng thống Mỹ, giáo sư Charles Lewis (trường Báo chí thuộc Đại học American University, Washington) nói giới truyền thông bao gồm những tên tuổi như Washington Post và New York Times đang trải qua giai đoạn khó khăn chưa từng có trong quan hệ với chính quyền.
Giáo sư Charles Lewis là nhà báo nhiều năm kinh nghiệm ở ABC News, CBS,... và là người đồng sáng lập mạng lưới Các nhà báo điều tra toàn cầu (ICIJ), nơi công bố vụ Tài liệu Panama gây chấn động thế giới. Ảnh: CT.
Cuộc chiến chống 'tin tức giả mạo'
Mâu thuẫn giữa báo chí với chính quyền Trump bắt đầu ngay từ ngày đầu sau tuyên thệ về số lượng người dự lễ nhậm chức. Ngay trong ngày đầu tiên, Người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer đă "tuyên chiến" với báo chí. Giới truyền thông Mỹ hồi tháng 3 như dậy sóng khi biết Nhà Trắng thậm chí cấp thẻ hoạt động báo chí và dự họp báo cho đại diện trang InfoWars, một tờ được coi là "fake news".
Theo giáo sư Lewis, không phải đến thời Tổng thống Trump th́ chính quyền mới có những chạm trán nảy lửa với báo chí, mà việc này đă diễn ra từ nhiều chính quyền trước đây. Như việc báo chí phơi bày những mặt trái của cuộc chiến Iraq, vụ Watergate, Chiến tranh Việt Nam... Ngay cả Tổng thống Obama là người hoà nhă và thân thiện với báo chí nhưng chính quyền của ông cũng từng khởi kiện nhiều tờ báo.
Tuy nhiên, cuộc đụng độ giữa ông Trump với giới truyền thông lần này được cho là chưa bao giờ xảy ra trước đây, khi một tổng thống đương nhiệm công khai bày tỏ thái độ với báo chí. Ông Trump thậm chí c̣n doạ bỏ luôn họp báo ở Nhà Trắng và chỉ phát báo cáo.
Một đại diện tổ chức chính sách thân với đảng Cộng hoà nói với ****.vn rằng: "Tờ New York Times vài ngày trước công khai người mà Trump bổ nhiệm phụ trách các vấn đề Iran ở CIA. Chúng tôi tôn trọng việc đưa tin nhưng đồng thời thắc mắc liệu các thông tin có hoàn toàn phục vụ lợi ích cộng đồng hay không? Khi tên tuổi của người bị công bố thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của họ và cản trở công việc của chính quyền".
Trước đó, cũng chính New York Times đă đăng ảnh những vật liệu c̣n sót lại trong vụ đánh bom trong vụ khủng bố ở nhà thi đấu Manchester cuối tháng 5 khiến t́nh báo Anh nổi giận, đe doạ ngưng chia sẻ thông tin với t́nh báo Mỹ. Điều này khiến Tổng thống Trump lên tiếng đe doạ truy t́m và trừng phạt người ṛ rỉ thông tin cho báo chí.
Khi tổng kết những thành tựu 100 ngày của Tổng thống Trump, Nhà Trắng cũng chỉ trích các báo chỉ tập trung vào những thiếu sót hoặc những điều tổng thống chưa thực hiện; mà không để ư tới những chỉ số tích cực mà chính quyền Trump đă đạt được như các con số ấn tượng về sắc lệnh hành pháp được ban hành...
Bên trong văn pḥng của báo Washington Post ở thủ đô Washington D.C. Ảnh: CT.
Ngăn chặn thông tin giả mạo
Đối mặt với chính quyền khác lạ nhất trong lịch sử, đại diện báo Washington Post cho biết số lượng độc giả đăng kư (subscription) của họ tăng đột biến. "Do vậy nhóm nội dung chuyên về các vấn đề trong nước của chúng tôi, đặc biệt là về an ninh quốc gia, phải tăng cường độ làm việc v́ đây là nội dung mà độc giả quan tâm rất nhiều", nhà báo Englund nói.
Bên cạnh đó, một nhóm "chuyên trách" về nội dung được đưa vào vận hành chuyên nghiệp và đưa ra một mục trên báo chính là nhóm "đối chứng" (fact checking) các nội dung mà tổng thống và các quan chức chính quyền đưa ra. Điển h́nh là trang PolitiFact là nơi thường cung cấp những thông tin kiểm chứng trong các phát biểu của Tổng thống Trump từ khi tranh cử đến nay.
Nhóm kiểm chứng ở Washington Post hiện gồm 2 người chuyên kiểm chứng và một kỹ thuật viên video sản xuất các video. Họ có nhiệm vụ t́m kiếm và phân tích những nội dung chưa chính xác trong tuyên bố của Tổng thống Trump cũng như các quan chức khác trong chính quyền.
Nhà báo Will Englund của báo Washington Post. Ảnh: CT.
"Tổng thống Trump là người rất tự tin và ông chắc chắn rằng những điều ḿnh nói ra đều đúng. Nhưng rất nhiều tuyên bố của ông không như vậy. Chúng tôi đă kiểm chứng và thấy một tỷ lệ đáng kể bị sai sót về số liệu hoặc bản chất vấn đề", Glenn Kesler, thành viên trong nhóm cho biết.
Theo người này, tỷ lệ sai sót thấp hơn nhiều trong những phát biểu của bà Hillary Clinton. Điều này có thể hiểu được do bà Clinton là chính trị gia chuyên nghiệp nên các tuyên bố luôn được chuẩn bị kỹ lưỡng. Hoặc trong một số nội dung khác, bà tŕnh bày vấn đề một cách kỹ thuật hoặc tạo ra nhiều cách hiểu khiến việc đo lường cũng khó khăn hơn.
Tuy nhiên, nhóm kiểm chứng của Washington Post khẳng định họ không nhắm vào Tổng thống Trump mà c̣n là các quan chức đảng Cộng hoà, Dân chủ và các đảng nhỏ khác. "Như gần đây mọi người rất quan tâm việc Tổng thống Trump quyết định không tiếp tục tham gia Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu. Đảng Cộng hoà và Dân chủ đều có chương tŕnh nghị sự riêng để ủng hộ hoặc chống đối quyết định này. Chúng tôi phải theo dơi cân bằng ở tất cả các bên", ông Kessler nói.
Trong khi đó, Giáo sư Lewis thừa nhận cuộc đối đầu giữa Tổng thống Trump và báo chí sẽ vẫn tiếp diễn và thực sự chúng tôi chưa có giải pháp nào.
"Những tờ báo uy tín như New York Times hay Washington Post vẫn tiếp tục sứ mệnh của họ là tường thuật một cách khách quan. C̣n các học giả như chúng tôi đang tích cực triển khai những chương tŕnh nâng cao khả năng phân biệt, đánh giá cho độc giả về thông tin sai trái và thông tin chính xác. Các mạng xă hội như Facebook cũng đă vào cuộc khi tuyên bố loại bỏ các nội dung fake news. Đây sẽ là một chặng đường dài và cần sự chung sức".