Hiện tại châu Âu cũng đang là điểm nóng không kém ǵ bán đảo Triều Tiên. Mỹ vẫn coi Nga là kẻ thù số 1, đe dọa ḥa b́nh ở chấu Âu. Cuộc chạy đua vũ trang là một trong những yếu tố quyết định chiến thắng của các bên.
Phó chỉ huy Tổng cục tác chiến Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Nga, Trung tướng Viktor Poznikhir cho rằng hệ thống pḥng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ (NMD) có khả năng tấn công hạt nhân bất ngờ vào Nga.
Trung tướng Viktor Poznikhir. (Nguồn: almanar.com.lb)
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 26/4 tại Moskva, Tướng Poznikhir cho biết, các căn cứ NMD tại châu Âu và tàu chống tên lửa neo đậu gần lănh thổ Nga "tạo ra thành tố bí mật rất mạnh" để có thể tấn công hạt nhân tên lửa.
Theo Tướng Poznikhir, việc gia tăng tiềm lực NMD của Mỹ đang kích thích cuộc chạy đua vũ trang và buộc các nước khác phải áp dụng biện pháp đáp trả.
Việc triển khai hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ vi phạm nguyên tắc đồng đẳng vũ khí chiến lược và làm phức tạp việc đối thoại về các vấn đề giải giáp vũ khí hạt nhân.
Theo số liệu của quân đội Nga, trong ṿng 15 năm trở lại đây Mỹ đă chi 130 tỷ USD cho pḥng thủ tên lửa.
Theo kế hoạch, trong ṿng năm 5 tới Washington sẽ chi thêm gần 55 tỷ USD nữa. Do đó, đến năm 2022 số lượng tên lửa chống tên lửa của Mỹ sẽ nhiều hơn đầu đạn hạt nhân được triển khai trên trên các tên lửa liên lục địa của Nga.
Đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với tiềm năng răn đe của Nga, đặc biệt trong bối cảnh các tổ hợp hỏa lực NMD thường xuyên được hiện đại hóa.
Tướng Poznikhir nói thêm, hiện các phương tiện hỏa lực NMD của Mỹ gồm có 30 tên lửa chống tên lửa "GBI", 130 tên lửa chống tên lửa Standart - 3,150 tên lửa chống tên lửa của các tổ hợp Hệ thống pḥng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) được triển khai trên lănh thổ Mỹ, gồm có các phân khúc NMD châu Âu và châu Á-Thái B́nh Dương. Một số lượng nhất định tên lửa chống tên lửa được triển khai trên tàu của các đồng minh của Mỹ.
Ngoài ra, Tướng Poznikhir c̣n nhấn mạnh rằng ngay từ năm 2010, Nga đă nhiều lần đề xuất với Mỹ các phương án tháo gỡ lo ngại, trong đó có đề xuất triển khai hệ thống NMD châu Âu chung. Tuy nhiên, Washington không bao giờ chịu lắng nghe Moskva, Moskva buộc phải hoàn thiện lực lượng hạt nhân chiến lược của ḿnh để tên lửa đạn đạo và đầu đạn hạt nhân của Nga không bị đánh chặn.
Trong diễn biến liên quan cùng ngày, phát biểu bên lề Hội nghị An ninh Quốc tế Moskva, đại diện thường trực của Nga tại Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Aleksandr Grushko cho biết, sở dĩ trong điều kiện không có mối đe dọa thực sự, Moskva vẫn buộc phải gia tăng chi tiêu quốc pḥng là do các nước thành viên NATO cũng tăng ngân sách quốc pḥng.
Theo ông, các nước châu Âu chi tới 250 tỷ USD cho quốc pḥng vượt cả tổng chi tiêu quân sự của Nga và Trung Quốc cộng lại. Thậm chí, nếu các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Canada thực hiện đầy đủ chỉ tiêu th́ ngân sách quân sự sẽ tăng thêm 100 tỷ USD.
Đại diện Nga cũng cảnh báo về nguy cơ xảy ra một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Ông cho hay: "Cần phải đưa ra những quyết định quan trọng để ngừng ngay những ǵ đang diễn ra ở Trung Âu, trước đây vốn là nơi không tồn tại những mối đe dọa"./.