Trong sắc lệnh cũ có rất nhiều tiểu bang lên tiếng phản đối và kiện ông Trump ra ṭa. Lần này mới có sắc lệnh mới và Trump hi vọng không bị kiện lần nữa. Nhưng Hawaii tiên phong đối đầu với sắc lệnh mới đó của ông Trump.
Các nhà hoạt động nhập cư phản đối sắc lệnh nhập cư mới của ông Trump ngày 7-3 bên ngoài Cục Hải quan và Biên pḥng Mỹ
Trong đơn kiện gửi lên ṭa hôm 7-3, chính quyền Hawaii cho biết họ sẽ t́m kiếm lệnh cấm tạm thời đối với sắc lệnh mới ban hành ngày 6-3 của Tổng thống Donald Trump.
Theo một trong những công tố viên hàng đầu của bang Hawaii là ông Neal Katyal, sắc lệnh mới vẫn có cùng nhược điểm dù phạm vi đối tượng thu hẹp. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp Mỹ “tin tưởng hành động của Tổng thống Trump là hợp pháp để bảo vệ an ninh quốc gia của đất nước”.
Hawaii và chính phủ Mỹ yêu cầu tiến hành tranh luận vào ngày 15-3, một ngày trước khi sắc lệnh mới có hiệu lực. Một trong những nội dung của sắc lệnh cấm nhập cảnh mới là tạm thời dừng cấp thị thực mới cho người đến từ 6 nước Hồi giáo (gồm Syria, Iran, Libya, Somalia, Yemen và Sudan).
Trong một vụ việc có liên quan, Bộ Tư pháp Mỹ ngày 7-3 cho biết cơ quan này tự nguyện hủy bỏ kháng cáo đối với phán quyết của thẩm phán liên bang James Robart về việc chặn đứng sắc lệnh di trú đầu tiên của Tổng thống Trump.
Sau khi sắc lệnh đầu tiên được kư ban hành hồi cuối tháng 1, thẩm phán liên bang James Robart ở TP Seattle, bang Washington ra phán quyết đ́nh chỉ nó trên cả nước.
Những người chỉ trích cho rằng lệnh cấm mới vẫn c̣n phân biệt đối xử với người Hồi giáo và không giải quyết được một số lo ngại đối với sắc lệnh công bố trước đó.
Tuy nhiên, các chuyên gia pháp lư nói rằng khó có thể phản đối sắc lệnh mới v́ nó ít ảnh hưởng đến những người sinh sống ở Mỹ và có nhiều miễn giảm để bảo vệ họ. Các thường trú nhân (người có thẻ xanh) cũng không bị ảnh hưởng bởi sắc lệnh mới.
Tổng chưởng lư bang Washington Bob Ferguson ngày 6-3 cho biết văn pḥng của ông đang đánh giá liệu có phản đối sắc lệnh mới hay không và có khả năng sẽ đưa ra quyết định trong tuần này. Trong khi chờ đợi, ngày hôm sau, Bộ Tư pháp yêu cầu Ṭa phúc thẩm liên bang khu vực 9 hủy bỏ kháng cáo đối với phán quyết liên quan tới sắc lệnh di trú cũ. Bang Washington không phản đối yêu cầu chấm dứt kháng cáo của chính quyền.