Nơi đây được cho là rất giống với sao Hỏa. Các nhà khoa học đă phát hiện ra sự sống ở sa mạc Atacama. Điều này cho thấy khả năng sao hỏa rất có thể sẽ có sự sống.
Theo Express, sa mạc Atacama ở Chile không hề có một trận mưa đáng kể nào từ năm 1570 đến tận 1971. Đây là địa điểm trên Trái Đất mà giống với sao Hỏa nhất.
Các nghiên cứu được thực hiện bởi NASA cũng đă kết luận sa mạc Atacama là nơi khô hạn nhất thế giới với lượng mưa trung b́nh chỉ khoảng 1mm/năm.
Nhiệt độ tại vùng đất gần như cằn cỗi này có thể đạt khoảng 40 độ C trong khi các đỉnh núi vẫn bị bao phủ trong tuyết.
Giờ đây, các nhà khoa học khẳng định sự sống trên hành tinh Đỏ là hoàn toàn có thể khi họ phát hiện sự sống trên ở sa mạc Atacama.
Mặc dù sa mạc thiếu nước và có tia bức xạ cực tím mạnh, sự sống vẫn được t́m thấy trong môi trường khắc nghiệt này.
Các nhà khoa học nói rằng nếu có sự sống trên sao Hỏa, th́ chúng sẽ xảy ra bên trong những hang động hoặc dưới ḷng đất.
Nhà sinh vật học người Chile Armando Azua nói: "Atacama là sa mạc khô nhất và lâu đời nhất trên Trái Đất, 150 triệu năm tuổi. Tại sa mạc này, bạn có thể nh́n sự sống trong quá khứ trên sao Hỏa”.
Nhà sinh vật học đă t́m thấy một số h́nh thức của sự sống thích nghi với điều kiện sa mạc. Trong đó, một con nhện đă thích nghi bằng cách sống trên mạng nhện, tận dụng giọt nước đọng lại trên mạng nhện vào buổi sáng.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng t́m thấy 70 loài vi sinh vật. Đặc biệt, họ c̣n phát hiện một điều gây sốc khi tiến sâu vào sa mạc, theo Express. Ông Azua nói: "1 mét sâu dưới ḷng đất, chúng tôi t́m thấy vi khuẩn."
Nhóm của Azua đang làm việc với NASA để gửi một nhà kính nhỏ chứa đầy hạt giống lên Mặt Trăng và sao Hỏa để xem chúng sẽ phát triển như thế nào trong không gian.
Nhiệm vụ này sẽ giúp xác định hành tinh nào có thể trở thành nơi sinh sống của con người trong tương lai nếu dân số của Trái Đất tiếp tục tăng.