Thế giới cực lực lên án hành động giết người dă man của ông Duterte. Ông ta bị kết vào tội giết người hàng loạt c̣n oan ức ǵ Không thể dung thứ trước hành động này, rùng ḿnh khi nghe người cảnh sát kể đă giết chết 87 người, gây chấn động.
Báo Anh Guardian mới đây đă hé lộ hoạt động của nhóm cảnh sát mật Philippines, được thành lập và đào tạo bài bản sau khi ông Duterte trở thành tổng thống, với nhiệm vụ duy nhất là giết chết mục tiêu liên quan đến ma túy.
Cảnh sát Philippines tuần tra ở Manila.
Theo Guardian, lần đầu tiên một sĩ quan cảnh sát Philippines tiết lộ những nhiệm vụ giết người đặc biệt mà nhóm cảnh sát mật được giao. Đây có thể được coi là phần chưa từng được biết đến trong cuộc chiến chống lại những kẻ buôn ma túy do ông Duterte phát động.
“Chúng tôi không phải cảnh sát xấu hay người xấu. Chúng tôi chỉ là công cụ, chúng tôi là thiên thần được Chúa ban cho năng lực đưa những linh hồn xấu xa về với thiên đường để thanh tẩy họ”, cảnh sát giấu tên trả lời trong cuộc phỏng vấn độc quyền.
Sĩ quan cảnh sát này thừa nhận, anh đóng vai tṛ đối với 87 vụ giết người trong 3 tháng qua. “Chúng tôi không giết người v́ thú vui. Chúng tôi là những thiên thần. Như Thánh Michael và Gabriel”, cảnh sát này nói.
Cái chết đến sau cuộc điện thoại
Trả lời phỏng vấn trên Guardian đằng sau một tấm rèm để che giấu thân phận, tại một nhà thổ ở Manila, sĩ quan này bắt đầu chia sẻ câu chuyện của ḿnh.
“Thỉnh thoảng tôi hay tới đây để có giấc ngủ ngon”, sĩ quan cảnh sát này đùa. Chiếc điều ḥa cũ là thứ duy nhất gắn trên tường, cùng với tiếng ồn ào trong cái nóng nhiệt đới. Sĩ quan cảnh sát này nói nhà thổ là nơi phù hợp để tṛ chuyện v́ không muốn ai biết đến cuộc phỏng vấn này.
Người mẹ bật khóc khi biết tin con trai bị cảnh sắt bắn chết v́ liên quan đến ma túy.
Sau đó, sĩ quan cảnh sát Philippines tiết lộ những bí mật chấn động về công việc của biệt đội tử thần. “Họ đă tạo ra chúng tôi. Trong khái niệm ‘giải phóng con quái thú khỏi chuồng’, để kết liễu những kẻ tội phạm”.
Sĩ quan này nói anh thuộc một trong 10 nhóm cảnh sát mật chuyên nhận các nhiệm vụ đặc biệt. Mỗi nhóm như vậy có 16 người.
Các nhóm phối hợp tiêu diệt mục tiêu như nghi phạm sử dụng ma túy, kẻ buôn ma túy và tội phạm. Vụ giết người thường diễn ra trong đêm, tất cả các cảnh sát mật tham gia nhiệm vụ cần phải đội mũ trùm đầu và mặc đồ đen.
Thông thường, khi tiếp cận căn hộ nơi nghi phạm sinh sống, biệt đội tử thần đặt đồng hồ đếm ngược chỉ một hoặc hai phút để đưa mục tiêu ra ngoài, giết ngay trên đường, nhanh gọn và đảm bảo không có nhân chứng.
Thi thể thường được bỏ lại ở thị trấn kế bên hoặc dưới cây cầu. Phần đầu xác chết được thành viên biệt đội tử thần che lại và đặt mảnh giấy bên cạnh với ḍng chữ “trùm ma túy” hoặc là “kẻ buôn ma túy”.
Xác người buôn bán ma túy bị cảnh sát bắn chết.
“Đó là dấu hiệu nhận biết đối với truyền thông, để cho những người điều tra vụ việc biết chuyện ǵ đă xảy ra”, sĩ quan cảnh sát giấu mặt giải thích. “Họ sẽ tránh không điều tra những trường hợp này bởi những kẻ như vậy đáng phải chết”.
V́ có quá nhiều vụ giết người gần đây, sĩ quan cảnh sát này c̣n đùa rằng, ai cũng có thể giết người mà không bị xét xử. “Bạn có thể giết ai đó, dán mảnh giấy lên họ và mọi người sẽ nghĩ rằng đó là kẻ buôn ma túy”.
Theo lời sĩ quan cảnh sát, anh ta được điều động tới nhóm đặc nhiệm ngay sau khi ông Duterte trở thành tổng thống. Sĩ quan này nhớ lại ngày đầu tiên gặp gỡ đồng đội và cấp trên. “Từ bây giờ, mọi thứ sẽ là một câu chuyện khác. Tất cả những tội phạm ma túy và những kẻ sát nhân cứng đầu, chúng ta sẽ giết hết họ. Đó là lệnh. Chúng tôi cần kỹ năng đặc biệt của các anh”.
Đội trưởng của nhóm thường liên lạc qua radio với mật hiệu riêng biệt. Người này thường được đánh số và là cầu nối liên lạc với trung tâm chỉ huy. Trung tâm sẽ gửi đến danh sách các mục tiêu, thông tin về kẻ buôn ma túy, người sử dụng ma túy, tội phạm để “tiêu diệt”.
Thi thể nằm trong khu ổ chuột ở Manila.
“Ví dụ, họ sẽ gửi cho chúng tôi bức ảnh, hồ sơ về một cá nhân nào đó”, sĩ quan cảnh sát Philippines giải thích. “Ngay lập tức, một hoặc hai người trong nhóm sẽ tiếp cận khu vực đó để kiểm tra t́nh trạng của mục tiêu trên thực tế”.
Những người được cử đi điều tra có trách nhiệm xác định xem mục tiêu có dính líu đến ma túy hay các hành động vi phạm pháp luật khác hay không. Sau đó, cả nhóm sẽ họp để đưa ra quyết định phù hợp. “Chúng tôi được phép thi hành công lư khi thấy cần thiết. Đó là điều mà chính phủ muốn”.
Mặc chiếc áo phông thể thao màu đỏ và quần jean, sĩ quan cảnh sát này cho rằng anh và các đồng đội hành động v́ xă hội. Đây cũng là động lực để anh ta kể lại chủ đề nhạy cảm như vậy.
“Chúng tôi không phải là cảnh sát giết người v́ thú vui”, sĩ quan cảnh sát này giải thích. “Nhưng nếu chúng tôi nghĩ đây là những mục tiêu tội phạm cứng đầu, sống kư sinh bằng những người khác, chúng tôi sẽ ban cho hắn cái chết tồi tệ nhất để ngay cả quỷ Satan cũng không dám nh́n thẳng vào hắn”.
Lực lượng đặc nhiệm SWAT của Philippines.
Tiết lộ của sĩ quan cảnh sát khiến phóng viên Guardian cảm thấy sốc. Dù báo Anh có thể xác minh cấp bậc và lư lịch của sĩ quan cảnh sát này, không có xác nhận cụ thể nào về hoạt động giết người hàng loạt có sự tham gia của lực lượng hành pháp.
Chiến dịch “Double Barrel”
Làn sóng giết người diễn ra ở Philippines hiện nay là hết sức phức tạp, với nhiều lực lượng tham gia. Chiến dịch “Double Barrel” cho phép cảnh sát quyền được bắn hạ nghi phạm ma túy nếu chống cự. Ông Duterte c̣n thậm chí yêu cầu cảnh sát “phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba” và hứa sẽ ân xá cho những cảnh sát vi phạm luật pháp trong quá tŕnh truy bắt nghi phạm.
Tiếp đến là lực lượng dân quân, đứng sau hơn 2.200 vụ giết người ở Philippines. Một số cảnh sát biến chất, v́ muốn bảo vệ đường dây ma túy riêng cũng sẵn sàng tham gia vào các vụ thanh toán trong số này. Cảnh sát Philippines nói đang điều tra những vụ giết người thuộc dạng này, nhưng cho đến nay chưa có nghi phạm nào bị bắt giữ.
Cuối cùng là lực lượng cảnh sát mật như sĩ quan cảnh sát trả lời phỏng vấn trên Guardian. Những người này được đào tạo để gia nhập nhóm đặc biệt, chuyên đi giết người không cần qua xét xử và chỉ ngừng lại khi mục tiêu đă ngă gục.
Vietbf @ sưu tầm.