Sách giáo khoa ở VN đă nhiều lần biên soạn và sửa đổi. Tuy nhiên, vẫn c̣n nhiều sạn đang được lan truyền hàng ngày. Khi cậu con trai nhờ giải hộ bài tập trong SGK Tiếng Việt lớp 4, chị Nguyễn Thị Thanh Thủy (Q. G̣ Vấp, TP HCM) thực sự thấy khó khăn để có thể giải thích thấu đáo cụm từ “bậc anh hùng kinh tế”.
Cụ thể, đây là câu hỏi số 3 phần tập đọc ở tuần thứ 12 trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 4 tập 1. Sau bài đọc về “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi, sách đưa ra câu hỏi “Em hiểu thế nào là một bậc anh hùng kinh tế?”
Dù đang công tác trong lĩnh vực kinh tế và hiểu được mường tượng nhưng chị Thủy băn khoăn khi không biết giải thích như thế nào cho con hiểu được cặn kẽ bản chất của cụm từ này.
“Đọc xong câu này tôi không biết nên giải thích thế nào cho con hiểu được đúng nghĩa. Tôi đă phải hỏi đến thầy giáo của ḿnh về cụm từ này nhưng thầy cũng không dám chắc về định nghĩa. Bản thân ḿnh c̣n thấy khó, tôi cho rằng cụm từ này vượt quá tầm nhận thức của một học sinh lớp 4”, chị Thủy chia sẻ.
Theo chị Thủy, thậm chí ở lớp 4, trẻ c̣n chưa hiểu được khái niệm kinh tế là như thế nào, chứ chưa kể một khái niệm “bậc anh hùng kinh tế”.
Do đó, chị cho rằng câu hỏi này sẽ hợp lư hơn nếu ở chương trinh sách giáo khoa lớp cao hơn.
“Tôi sợ rằng nếu giải thích không chuẩn sẽ làm con hiểu sai về định nghĩa người anh hùng, và nếu vậy th́ ngưỡng như nào là đạt được tầm anh hùng kinh tế. Sách hoàn toàn có thể thay bằng một câu hỏi về nghị lực, sự phấn đấu vượt qua khó khăn để phát triển, thành công”, chị Thủy nói.
Chị Thủy cũng thử hỏi những người xung quanh sau đọc nội dung bài và đưa ra câu trả lời, nhiều người cũng lắc đầu không dám đưa ra một cách giải thích chắc chắn.
Đồng quan điểm, anh Phạm Phúc Thịnh (TP.HCM) cũng chia sẻ: “Lúc nghe cháu hỏi đoạn này, thực tế ḿnh cũng ú ớ không biết trả lời sao cho chính xác. Bởi cũng là lần đầu tiên ḿnh nghe đến cụm từ này”.
Không chỉ các phụ huynh mà các giáo viên cũng cho rằng đây là một câu hỏi khá trừu tượng đối với một học sinh lớp 4.
Anh Hải Anh, một giáo viên tiểu học ở tỉnh B́nh Phước chia sẻ: “Quả thật đúng là một khái niệm trừu tượng. Với câu hỏi này, hoặc được thầy cô, cha mẹ gợi ư hoặc tham khảo sách hướng dẫn chứ với học sinh th́ hơi khó”.
Một giáo viên tiểu học khác ở B́nh Dương đánh giá: “Nếu không có giáo viên gợi ư th́ đây là một câu hỏi khó với học sinh. Tôi thử hỏi một học sinh đă học qua lớp 4 gần nhà cũng không trả lời được. Ngay con trai tôi học lớp 5 nhưng cũng chỉ đưa ra được câu trả lời là buôn bán giỏi, như vậy vẫn chưa đúng”.
Về điều này, PGS. TS Phạm Văn T́nh (Tổng thư kư hội ngôn ngữ học Việt Nam) cho rằng, cụm từ này tuy hơi lạ nhưng vẫn có thể chấp nhận bởi đă xuất hiện trong bài đọc.
“Cụm từ này là một tổ hợp kết hợp tự do, có nghĩa và được dùng trong giao tiếp. Tương tự “anh hùng trong chiến đấu”, “anh hùng lao động”, “anh hùng trong thời b́nh” th́ có anh hùng trong xây dựng kinh tế, có thể nói tắt là anh hùng kinh tế”, ông T́nh nói.
Theo ông T́nh, có thể hơi khó hiểu v́ chưa quen nhưng cụm từ không đến nỗi đánh đố và học sinh phải tập làm quen dần. Ông T́nh cho rằng không nhất thiết phải đưa bài tập này lên các lớp cao hơn mà các giáo viên sẽ có trách nhiệm giúp học sinh hiểu rơ hơn về khái niệm này.