Tất nhiên hoạt ngôn là tố chất của mỗi con người nhưng để hoàn thiện và đi vào lòng người là quả một quá trình khiến người nghe bị thuyết phục bởi bài thuyết trình của Mình. Tổng thống Obama là như vậy. Chúng ta hãy tìm hiểu xem ông đã sử dụng những kỹ năng hùng biện nào để có những bài diễn văn gây được ấn tượng lớn đối với công chúng.
Tổng thống Mỹ Obama đã gây ấn tượng với công chúng Mỹ cũng như người dân trên thế giới với kỹ năng hùng biện tuyệt vời. Những bài phát biểu, diễn văn, buổi trò chuyện của ông đã mang tới nhiều cảm xúc từ cách dẫn dắt, truyền tải cho tới thông điệp gửi gắm. Bên cạnh những thiết bị hỗ trợ bài phát biểu như máy nhắc bài, khả năng hùng biện xuất sắc của Tổng thống Obama không phải bàn cãi. Đặc biệt, ông từng tốt nghiệp khoa Luật trường Harvard nên khả năng hùng biện và dẫn dắt rất tốt.
Dưới đây là 5 kỹ năng hùng biện xuất sắc của Tổng thống Mỹ Obama:
Nói điều người nghe muốn nghe
Tổng thống Mỹ Obama có những bài diễn thuyết đầy thuyết phục trước công chúng.
Khi ông Obama có bài phát biểu ở một phiên họp chung ở Quốc hội lần đầu tiên, ông Obama đã kể lại một câu chuyện “chung” của tất cả mọi người trước khi đề cập đến câu chuyện "riêng" của mình. Ông chủ Nhà Trắng tương lai nói về những đêm không ngủ, nói về việc học đại học có thể gặp khó khăn như thế nào vì vấn đề tài chính.
Thật tuyệt vời khi bắt đầu buổi thuyết trình bằng những vấn đề như vậy và bạn có thể làm điều đó. Buổi thuyết trình chạm đến trái tim người nghe khi đưa ra các tình huống mà người nghe cũng đang phải đối mặt. Sau khi đã có được sự gật đầu đồng ý từ khán giả, bạn có thể tiến đến mô tả những khó khăn, thách thức.
Hãy bắt đầu từ điều mà khán giả muốn nghe, không cần biết là bạn đang ở đâu, một khi bạn đã gây được sự chú ý từ họ, bạn có thể dẫn dắt người nghe đến bất cứ nơi nào bạn muốn.
Làm mọi thứ thật đơn giản
Trong suốt chiến dịch tranh cử Tổng thống lần đầu tiên năm 2008, ông Obama đã đưa ra một thông điệp rằng “CHANGE, you can believe in” (tạm dịch: THAY ĐỔI, bạn có thể tin vào điều đó). Đó là một thông điệp đơn giản và dễ nhớ.
Vào thời điểm đó, một số chuyên gia đã chế nhạo sự đơn giản, tẻ nhạt của thông điệp kiểu này, nhưng nó đã hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách đáng xuất sắc. Thông điệp của ông Obama trở nên rất dễ nhớ và gần gũi hơn đối với bất cứ cử tri nào của nước Mỹ.
Điều này cũng luôn đúng đối với những bài thuyết trình về kinh doanh hoặc các chiến dịch về chính trị. Tất cả những bài thuyết trình của ông Obama đều xoay quanh một thông điệp cốt lõi để có thể chạm vào trái tim mọi người.
Tổng thống Obama đã sử dụng một thông điệp khiến cho nhiều người tin rằng ông là nhà chính trị của sự thay đổi - một cái gì đó mà người dân Mỹ luôn mong mỏi. Ông Obama kêu gọi mỗi người dân phải có niềm tin về những thay đổi mà ông sẽ làm.
Sau khi chiếm được tình cảm của mọi người thông qua thông điệp cốt lõi, ông Obama có thể dễ dàng nêu lên các ý tưởng của bản thân về những chủ đề như chăm sóc sức khỏe, khủng bố và sự suy giảm nền kinh tế trong lòng nước Mỹ.
Học cách nhấn nhá, tạm dừng
Tổng thống Barack Obama là bậc thầy về nghệ thuật nhấn nhá. Việc nhấn nhá để cho khán giả có thể bắt kịp với cách ông nói, việc nhấn nhá cũng để cho tiếng nói của ông gây được tiếng vang.
Khi ông Obama tạm từng ở giữa bài thuyết trình, theo một nghĩa nào đấy, để cho người nghe có thể nghỉ ngơi. Việc nhấn nhá, tạm dừng cũng tạo ấn tượng về sự điềm tĩnh và chu đáo.
Tờ CBS News đã lấy một ví dụ về một đoạn văn mở đầu mà Tổng thống Obama đã từng nói: “Nếu bất cứ ai ở đây/ những người mà vẫn còn nghi ngờ/ về việc Mỹ là một nơi mà mọi thứ đều có thể/ những người mà vẫn luôn tự hỏi/ giấc mơ của chúng ta liệu có tồn tại trong thời đại ngày nay/ những người mà vẫn thắc mắc/ về sức mạnh của nền dân chủ/ thì đêm nay/ chính là câu trả lời cho các bạn”.
Chúng ta có thể thấy, trong đoạn văn trên, ông Obama đã ngắt nghỉ nhiều lần. Bạn muốn ngắt nghỉ như thế nào, điều đó tùy thuộc vào bạn. Không có quy tắc chung nào cho việc này nhưng bạn có thể thử ngắt câu vào mỗi lần đếm đến 3 hoặc bằng khoảng thời gian của một lần hít thở thật sâu.
Giữ bình tĩnh
Trang Fast Company nhận định tất cả những nhà thuyết trình xuất sắc đều hiểu rõ giá trị của việc nghỉ ngơi, thư giãn, nạp lại năng lượng trước khi bước lên bục diễn thuyết.
Trước khi cuộc tranh luận thứ 2 trong lần tranh cử Tổng thống lần đầu tiên vào năm 2008 diễn ra, vợ ông Obama là bà Michelle đã nhắc nhở các cộng sự của chồng cần lập một thời gian biểu cho việc ăn uống, làm việc, luyện tập thể thao, ngủ và nghỉ ngơi khoa học, phù hợp để ông giữ được sự bình tĩnh, tự tin khi tranh luận, diễn thuyết trước công chúng.
Sau đó, đội ngũ của ông Obama đã nghiên cứu lại lịch trình, đảm bảo cho ông có thời gian thoải mái, tràn đầy năng lượng và giữ được sự bình tĩnh, tinh thần ổn định và có được phong thái tự tin nhất trước mỗi cuộc tranh luận.
Bậc thầy ngôn ngữ cơ thể
Tổng thống Obama được đánh giá là bậc thầy ngôn ngữ cơ thể. Khi nói chuyện, ông Obama hiếm khi nào tỏ ra căng thẳng, sợ hãi. Ông luôn bình tĩnh, tự tin và quyết đoán.
Để có bài phát biểu xuất sắc mỗi người sẽ phải luyện tập nhiều lần. Người phát biểu cũng cần luyện tập để giữ được sự bình tĩnh khi bước lên bục phát biểu và nói chuyện, tương tác với khán giả khi đi xung quanh khán phòng để kết nối, tạo sự gần gũi với mọi người. Ngôn ngữ cơ thể từ những cử chỉ, ánh mắt có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả bài phát biểu. Do đó, hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách tự nhiên nhất để có bài phát biểu hiệu quả.
Therealtz © VietBF