Mới đây Mỹ đă đưa hạm đội gồm 7 tàu chiến tới Philippines. Hạm đội này đến trong chuyến thăm định ḱ của Mỹ tới nước này. Đây cũng có thể là một lời cảnh cáo Trung Quốc trên Biển Đông.
Được biết, đây là một chuyến thăm định kỳ của Mỹ tới Philippines, hạm đội 7 tàu chiến của Mỹ đến Philippines bao gồm tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử lớp Nimitz USS John C. Stennis (CVN 74) mang theo các máy bay chiến đấu từ Phi đội 9 (CVW-9) và Liên đội Tàu khu trục 21 (DESRON-21), tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Stockdale (DDG 106), USS Chung-hoon (DDG 93), USS William P. Lawrence (DDG 110) cùng tuần dương hạm tên lửa dẫn đường USS Mobile Bay (CG 53)
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS John C. Stennis (JCSSG), được vận hành bởi 8.500 thủy thủ, cập cảng Subic, tỉnh Zambales, vào hôm qua. Đây không phải lần đầu tiên JCSSG đến Philippines. Nhóm từng tham gia cuộc tập trận chung mang tên "Vai kề vai" giữa Mỹ và Philippines.
Tàu sân bay USS John C. Stennis.
Mỹ hồi tháng trước tiến hành tuần tra chung với Phillipines trên Biển Đông. Đây là lần đầu tiên hai nước thực hiện hoạt động này. Cuộc tập trận Balikatan (Vai kề vai) kéo dài 2 tuần và có sự tham gia của 5.500 lính Mỹ và Philippines. Nó được bắt đầu chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Obama đảm bảo với chính phủ Philippines về những cam kết của Mỹ trong Hiệp ước pḥng thủ chung năm 1951.
Vốn có một trong những quân đội yếu nhất trong khu vực, Philippines đă nhiều lần kêu gọi Mỹ giúp đỡ, khi Trung Quốc tăng cường áp lực quân sự và ngoại giao nhằm kiểm soát các khu vực tranh chấp.
Cuộc tập traanh của Mỹ và Philippines diễn ra vào tháng trước
Phát ngôn viên quân đội Philippines, Trung tá Ramon Zagala, cho biết cuộc tập trận Balikatan bao gồm bắn đạn thật, các hoạt động t́m kiếm-cứu hộ và các kịch bản ứng phó thảm họa ở một số địa điểm và thử nghiệm tên lửa. và việc thử nghiệm hệ thống giám sát hàng hải và các bài tập đổ bộ từ tàu vào bờ ở tỉnh Zambales.
Mỹ đồng thời thông báo sẽ luân phiên gửi thêm lực lượng tới Philippines đễ hỗ trợ, đào tạo quân sự. Động thái trên diễn ra chỉ vài ngày sau khi một quan chức Philippines đề nghị Mỹ có biện pháp ngăn chặn Trung Quốc xây dựng, bồi đắp tại băi cạn Scarborough, nơi được ngư dân Philippines coi là một ngư trường quan trọng.
Trước đó, t́nh h́nh giữa Bắc Kinh và Washington đă vô cùng căng thẳng bởi các cuộc áp sát đụng độ diễn ra liên tiếp ở biển Đông.
Điển h́nh gần đây là vụ việc diễn ra vào ngày 17/5, đă có ít nhất hai chiến đấu cơ J-11 Trung Quốc đă chặn máy bay do thám EP-3 Mỹ, khi máy bay Mỹ đang thực hiện "một cuộc tuần tra thường xuyên". Phía Mỹ cáo buộc rằng, đă có lúc phi cơ của Bắc Kinh áp sát chỉ cách máy bay Mỹ khoảng 15m khiến phi công của Washington buộc phải giảm độ cao xuống khoảng 60m để tránh va chạm.
Chiến đấu cơ J-11 Bắc Kinh sử dụng để "cạo đầu" máy bay Mỹ
Chỉ cách đây chưa lâu, khi Nhà Trắng đưa tàu tuần tra tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS William P. Lawrence đi vào khu vực đá Chữ Thập (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi mà Trung Quốc đang xâp dựng dảo nhân tạo trái phép), ngay lập tứ Bắc Kinh đă có những đáp trả mạnh mẽ bằng việc điều chiến đấu cơ và tàu chiến áp sát vây kín khu vực này.
Hay vào hồi cuối tháng tư, khi Mỹ bắt đầu đẩy mạnh việc tuần tra thường xuyên ở biển Đông th́ Trung Quốc cũng không ngần ngại lên tiếng thách thức. Người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Trung Quốc, Ngô Khiêm từng phát biểu: "Mỹ không ngăn được Trung Quốc cải tạo đảo".
Như vậy, với t́nh h́nh nói trên, Mỹ dường như đang thúc đẩy mạnh mẽ tần suất hiện diện ở biển Đông như một lời cảnh báo đỏ và là những động thái phản kháng lại vô cùng mạnh mẽ đối với Bắc Kinh. Về phía Trung Quốc, vẫn chưa có hành động ǵ sau khi Washington đưa 7 chiến hạm vào vùng biển Philippines, phải chăng sẽ có một cuộc xung đột áp sát nữa sắp diễn ra?
VietBF © Sưu Tầm