Vụ khủng bố kinh hoàng ở sân bay Bỉ đă có sức lan tỏa lớn trong truyền thông. Ngay sau vụ việc, các nhà lănh đạo và người nổi tiếng thế giới đă vội vă lên án những kẻ gây ra vụ tấn công khủng bố chấn động ở Brussels trong tuần qua. Nhiều công tŕnh nổi tiếng ở phương Tây cũng đă được chiếu đèn mang màu sắc của quốc kỳ Bỉ. Nhưng ở Lahore, Pakistan th́ hoàn toàn trái ngược. Có vẻ như rất ít người quan tâm, dù là hậu quả của nó thậm chí c̣n kinh khủng hơn!
Nhân vật Tintin và các bức h́nh biếm họa của Plantu trở thành biểu tượng đoàn kết. Giới lănh đạo thế giới cũng nhanh chóng tung lên Internet những thông điệp thể hiện sự ủng hộ nạn nhân bị liên lụy trong các vụ đánh bom.
Các vụ khủng bố ở Lahore làm hơn 60 người chết (Nguồn: RT)
Tuy nhiên vụ khủng bố kinh hoàng xảy ra ở Lahore, Pakistan, đă không nhận được các phản ứng tương tự. Màu quốc kỳ Pakistan không được chiếu lên các công tŕnh nổi tiếng của phương Tây, sau vụ khủng bố diễn ra vào đêm 27/3 làm ít nhất 69 người thiệt mạng, với đa phần nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.
Họ bị giết khi đang mừng lễ Phục sinh và vụ khủng bố rơ ràng đă nhắm tới những người Công giáo.
Mỹ đă gửi thông điệp chia buồn tới Pakistan thông qua phát ngôn viên Hội đồng an ninh quốc gia Ned Price, nhưng Tổng thống Barack Obama th́ không đưa ra tuyên bố ǵ. Trên mạng xă hội, người ta vẫn thấy ông đang cùng gia đ́nh mừng lễ Phục sinh.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Tổng thống Pháp Francois Hollande và Bộ Ngoại giao Nga đă thể hiện sự cảm thông với Pakistan, nhưng phần lớn các nhà lănh đạo thế giới không nói ǵ về sự kiện này.
Nhiều nạn nhân trong vụ khủng bố là phụ nữ và trẻ em (Nguồn: RT)
Nhiều cư dân mạng cũng nhận thấy sự khác biệt, không chỉ trong thái độ của các lănh đạo thế giới. Họ băn khoăn không biết sự ủng hộ dành cho Pakistan đang ở đâu.
Người dùng Twitter với nick Duncan Wright viết: "Thiếu hẳn những lá cờ và từ khóa trên mạng ủng hộ #Lahore. Tôi sẽ chẳng nín thở chờ ngày tháp Eiffeil được thắp sáng với hai màu xanh lục và trắng (màu quốc kỳ Pakistan."
Người dùng Hana Shafi viết: "Thế giới không cầu nguyện cho Lahore theo cách họ đă cầu nguyện cho Brussels và Paris. Làm ơn hăy nhớ tới Lahore và cùng cầu nguyện nay lúc này."
C̣n người dùng prasad shinde th́ viết: "Sự khác biệt trong phản ứng của truyền thông xă hội thật đáng thất vọng."
Nhà hoạt động người Pakistan Malala Yousafzai, người từng sống sót sau khi bị những kẻ khủng bố bắn vào đầu hồi năm 2009, đă kêu gọi sự ủng hộ dành cho các nạn nhân Lahore: "Tôi như bị đánh quỵ trước hoạt động sát hại vô nghĩa nhiều dân thường ở Lahore. Con tim tôi hướng tới các nạn nhân, gia đ́nh và bạn bè của họ. Tôi lên án mạnh mẽ nhất vụ tấn công này. Chúng ta cần đứng lên cùng với gia đ́nh các nạn nhân. Pakistan và thế giới phải đoàn kết. Mọi cuộc sống đều quư giá, phải được tôn trọng và bảo vệ"./.