Hiện tượng “bàn tay ngoài hành tinh” đă gây ra triệu chứng dị tật khiến các ngón tay và ngón chân dính liền với nhau hoặc ngón tay cái bị biến thành ngon trỏ. Những hiện tượng bí ẩn này đến nay vẫn chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Hăy cùng vietbf khám phá nhé!
Có căn bệnh khiến bàn tay mọc thêm ngón thứ 6, có loại dị tật lại khiến các ngón tay ngón chân dính lại với nhau. Thế nhưng hội chứng biến ngón cái thành… ngón trỏ th́ bạn đă từng thấy chưa?
Được ghi nhận lần đầu ở Columbia vào năm 1559, tật ngón cái ba đốt (triphalangeal thumb –TPT) là một dị tật bẩm sinh. Người mắc dị tật này ở ngón cái thay v́ chỉ có hai đốt xương th́ lại mọc thêm một đốt xương thừa khác, khiến bàn tay có cả 5 ngón đều dài như nhau, giống như không có ngón cái cái vậy
Đốt xương thừa ra này có thể chỉ bé bằng một viên sỏi nhỏ nhưng cũng có thể lớn bằng đốt xương của ngón trỏ, và thế là bàn tay của những người sẽ có tới 2 ngón trỏ.
Đốt xương thừa có thể mọc phía trên làm ngón tay dài ra, nhưng nó cũng có thể mọc ở phần giữa hai đốt xương có sẵn, biến ngón cái thành một "quái vật hai đầu". Đây cũng là một trong những nguyên nhân không phổ biến gây ra hiện tượng thừa ngón.
Nhưng bàn tay có ngón cái dài ra th́ sao?
Có thể nhiều người sẽ nghĩ rằng "có năm ngón tay đều dài th́ càng tốt chứ sao"? Tuy nhiên anh bạn ngón cái nhỏ con lại có ích hơn chúng ta vẫn tưởng.
Ngón cái của chúng ta rất đặc biệt, với cấu tạo xoay ngược hướng với các ngón c̣n lại. Nếu bạn nh́n vào bàn tay ḿnh, sẽ thấy rằng ngón cái quay hẳn một góc 90° so với hướng của ḷng bàn tay và các ngón c̣n lại.
Cấu tạo này giúp con người có thể dễ dàng cầm nắm một cách chính xác đồ vật. Với vị trí và độ dài phù hợp, khớp ngón tay cố định và linh hoạt cùng sức mạnh cơ bắp tốt, từ khi sinh ra ngón cái đă đóng vai tṛ quan trọng trong hoạt động thường ngày của chúng ta.
V́ thế mọc thêm một đốt nữa, cấu tạo "trời cho" này sẽ bị phá hủy ngay tắp lự. Ngón cái bị tật thường không thể quay ngang nữa. Ngoài ra, lúc này ngón cái sẽ phát triển cùng hướng với các ngón tay c̣n lại, khiến các chức năng vốn có của ngón tay trở nên không c̣n hữu dụng.
Chính v́ vậy mà bệnh nhân thường khó có thể sử dụng tay một cách hiệu quả, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống thường ngày.
Đa số trường hợp bị dị tật ngón cái ba đốt là do di truyền. Hiện tượng này thường xảy ra trong tuần 3-7 khi h́nh thành phôi thai. Khi đó ngón cái dị tật h́nh thành do đột biến nhiễm sắc thể 7q36. Đây là hội chứng rất hiếm gặp - chỉ có 1/25000 trẻ sinh ra mắc dị tật này.
Ngón cái ba đốt có thể là biểu hiện của một số hội chứng như hội chứng Holt-Oram, hội chứng Aase, hội chứng Blackfan-Diamond… Nó cũng thường đi kèm với các dị tật khác như thừa ngón, chi quặp…
Dị tật này có thể được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật tái tạo. Bên cạnh việc biến đổi vẻ ngoài cho giống một ngón cái b́nh thường, các bác sĩ sẽ thêm vào ngón tay các dây chằng và gân để khôi phục hoạt động cho ngón cái bị tật.
vbf @ sưu tầm