Trong tuần tới sẽ diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN tại Mỹ. Hôm qua 9/2, Nhà Trắng tiết lộ, Tổng thống Mỹ Obama sẽ ra “thông điệp cứng rắn” về vấn đề Biển Đông gửi tới Trung Quốc tại hội nghị này. Hành động "cá lớn ăn hiếp cá bé" của Trung Quốc rõ ràng là quá tầm thường và không đáng mặt.
Bãi Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa, chủ quyền của Việt Nam (Ảnh: Ibtimes)
Thông điệp Tổng thống Obama đưa ra trong tuần tới là tránh các nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua cách: một nước lớn "chèn ép" một nước nhỏ, đảm bảo tự do hàng hải và tránh hành động quân sự hóa không cần thiết và mạo hiểm trên Biển Đông, phó cố vấn an ninh quốc gia Tổng thống Obama Ben Rhodes cho biết.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Rhodes nhấn mạnh quan điểm của Washington rằng, các tranh chấp lãnh thổ phải được giải quyết thông qua đàm phán, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế.
Tổng thống Obama sẽ đề cập mối quan ngại của Mỹ với các lãnh đạo ASEAN về việc Trung Quốc gần đây tiến hành các vụ bay thử ra đường băng xây dựng trái phép trên bãi Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa (chủ quyền của Việt Nam), phó cố vấn an ninh Rhodes nói.
“Tổng thống Obama sẽ kêu gọi tất cả các quốc gia dừng các hoạt động bồi đắp và xây dựng đảo trái phép cũng như không tiến hành quân sự hóa các đảo phi pháp này trên Biển Đông”, cố vấn tổng thống Mỹ hàng đầu về châu Á Dan Kritenbrink phát biểu với báo giới.
Trong khi đó, giới chức Mỹ cho rằng thượng đỉnh Mỹ-ASEAN không nhằm chống Trung Quốc mà hướng tới mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế và an ninh với khu vực Đông Nam Á, khu vực mà chính quyền Tổng thống Obama thực hiện chính sách xoay trục sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ sẽ thông báo với lãnh đạo ASEAN về nỗ lực cộng đồng quốc tế nhằm tăng cường áp lực trừng phạt lên Triều Tiên về các chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước này, theo giới chức Mỹ.
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền gần trọn diện tích Biển Đông thông qua cái gọi là “đường 9 đoạn” và “đường lưỡi bò” vô căn cứ. Khu vực Biển Đông là nơi các tuyến vận chuyển hàng hóa huyết mạch trị giá lên đến 5.000 tỷ USD hàng hóa mỗi năm chạy qua.
Therealtz © VietBF