Năm 2016 sẽ đánh dấu sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử truyền thống Mỹ, bầu cử tổng thống. Nước Mỹ đang trải qua thời kỳ thịnh vượng về mọi mặt từ kinh tế tới quân sự. Các sản phẩm Mỹ như điện thoại, xe hơi, máy bay, internet, làm móng, đồ ăn nhanh ... đều được khắp nơi trên thế giới đón chào và ưa chuộng.
Người làm tổng thống một quốc gia quan trọng như Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng tới vận mệnh của thế giới. Vậy bầu cho ai?
Hăy lược qua những vấn đề sôi động của các ứng cử viên và những ǵ đang được bàn tới.
Khi những ứng cử viên (Thống Đốc, Thượng Nghị Sĩ) ước mơ làm tổng thống thường moi ra những yếu điểm của người đang nhiệm chức để phê phán và hứa hẹn với cử tri (tôi) sẽ làm tốt hơn. Là cử tri, đa số ít chú ư tới vấn đề (issue) hay chính sách (policy) mà chỉ thích nghe những ǵ ḿnh đang ưu tư. V́ thế các ứng cử viên (UCV) thường mỵ dân bằng cách chỉ nói những ǵ cử tri thích để có con số ủng hộ cao trong các thống kê của giới truyền thông.
Vậy trước khi chọn người, chúng ta hăy lược qua các vấn đề đang tranh căi cho cuộc bầu cử 2016:
Giành lại đất nước (take back my country): Thật là tức cười khi có những người Mỹ nghĩ rằng nước Mỹ bị tước đoạt, lèo lái bởi một số người không phải … Mỹ. Phải chăng Tổng Thống Obama không phải là Mỹ? Hay những người ủng hộ Obama, trong nội các của Obama không phải là Mỹ, có ư định hại nước Mỹ hay cố ư d́m nước Mỹ xuống để không c̣n là siêu cường (super power)? Mà nếu quả như vậy, th́ ứng cử viên 2016 sẽ làm ǵ để lấy lại đất nước (đang đi lạc đường) để đi…về đâu? Giành lại đất nước trở lại thời … Reagan hay Bush?
Đất nước lạc hướng (the country is wrong track): Thế nào là đúng đường? Không ai nói cả. Tấn công Nga khi Nga chiếm Crime của Ukraine? Đánh tan chính phủ Assad khi nội chiến xảy ra tại Syria? Bỏ bom Bác Hàn nếu Kim Yung Un cứ tiếp tục thử bom nguyên tử? Mỹ là siêu cường nên mọi chuyện trên thế giới Mỹ phải giải quyết theo kiểu … Mỹ? Phải chăng đó là đúng đường (Right track)? Nếu Tổng Thống đi sai đường th́ Quốc Hội làm ǵ? C̣n Tối Cao Pháp Viện?
Giảm bớt sức mạnh của chính quyền Liên Bang (Small Goverment). Nếu hiểu vai tṛ của Liên Bang th́ mới hiểu sức mạnh của nước Mỹ. Cắt giảm quyền liên bang qua các cơ quan FBI, Pentagon, EPA, SEC, IRS, FDA … th́ tội phạm gây ra tại tiểu bang A trốn qua tiểu bang B: ai sẽ truy lùng? FBI. Ai sẽ đối đầu Đức, Nhật (đệ nhị thế chiến) Nga –Trung Cộng (thế kỷ 21)? Pentagon. Các công ty gây ô nhiễm như BP, Exxon … ai kiểm soát? EPA. Các nhà băng, công ty đầu tư gian lận, ai theo dơi? SEC. Ngân sách mà Quốc Hội quyết định hàng năm là lấy tiền từ đâu ra để tiêu xài? IRS. Các nhà chế tạo thuốc (pharmaceutical) bóp cổ bệnh nhân, làm thuốc gây thiệt hại cho người tiêu thụ, ai kiểm soát? FDA. Vậy cắt giảm sức mạnh của chính quyền (Federal Gov) là thế nào? Chưa kể khi có thiên tai (Katrina, Sandy), cháy rừng, động đất … th́ ai cũng chờ FEMA (chính quyền Liên Bang) cứu trợ.
Kiểm soát súng: Chính quyền Liên Bang không cấm mang súng, có súng chỉ cần đăng kư. Nếu là công dân tốt (law biding citizen) th́ có ǵ sợ? Cấm súng liên thanh (assault rifle): công dân đi săn đâu cần súng liên thanh, chỉ có kẻ muốn giết nhiều người (khủng bố) mới cần. Đi săn cũng đâu cần bắn tưới hột sen bằng súng liên thanh? Nếu đại lư bán rượu phải đăng kư th́ đại lư bán súng cần đăng kư có ǵ lạ??? Nếu chủ nhân cây súng hay đại lư bán súng, sơ ư hay vô ư, để súng lọt vào tay kẻ khác gây chết người th́ ai bị tội? Trách nhiệm của chủ nhân cây súng ở đâu?
Chuyện phá thai: Phá thai là giết, loại bỏ bào thai (một con người). Điều này đúng, nhưng nếu đẻ ra, ai chịu trách nhiệm nuôi nấng: người mẹ. Vậy nếu người mẹ mang thai không muốn đứa con ra đời v́ bất kỳ lư do nào th́ đó là chuyện của người phụ nữ mang thai. Những ai chống phá thai có nuôi đứa trẻ không? Không. Nếu nói là bảo vệ mạng sống th́ tại sao bao nhiêu con người (lớn) đă sống và đang chết v́ chiến tranh, tội ác, đói, bệnh … c̣n không có ai cứu được th́ nói chuyện cứu bào thai chưa ra đời th́ tréo cẳng ngỗng nếu không nói là đạo đức giả.
Bảo hiểm sức khoẻ: ACA (luật bảo hiểm y tế của Obama) chưa phải hoàn toàn nhưng nếu những ai chống đối (đă và đang) không có giải pháp thay thế, sửa chữa th́ chống là thế nào? Đá đít những ai đang chữa bệnh v́ có ACA ra khỏi bệnh viện để chờ (tới bao giờ) ứng cử viên mới soạn đạo luật mới? Điểm quan trọng nhất là những người đang có bệnh (pre-condition). Chuyện bảo hiểm tăng giá th́ ứng cử viên Tổng Thống có chặn được cả tập đoàn bảo hiểm bỏ tiền ra vận động Quốc Hội chống lại Tổng Thống. Vấn đề là Thượng Nghị Sĩ, Dân Biểu ăn tiền của các công ty bảo hiểm, bán thuốc … chứ không phải tại Tổng Thống không cố gắng.
Chống lại những kẻ ngồi lâu (anti-establistment): Nếu bảo rằng Washington không làm được việc th́ phải chỉ ra tại sao, lư do ǵ? Nếu là các ông Thượng Nghị Sĩ (TNS), Dân Biểu ngồi lâu th́ tại sao không yêu cầu giới hạn nhiệm kỳ? Nếu bảo Tổng Thống không có khả năng lănh đạo (leadership) th́ tại sao bất cứ điều ǵ Tổng Thống đưa ra cũng bị chống mà không có giải pháp thay thế. Khi một TNS hay Dân Biểu chê Tổng Thống th́ phải tự hỏi TNS (2 TNS đại diện cho mỗi tiểu bang) Dân Biểu (đại diện theo số dân của một số quận, hạt) làm sao so sánh với Tổng Thống đại diện cho toàn quốc? Phải chăng v́ Obama không phải dân da trắng? Quốc Hội không làm việc được phải chăng v́ thiểu số TNS, Dân Biểu nhất định phá không để khối đa số làm việc? Vậy là khủng bố chứ đâu c̣n là dân chủ nữa.
Ngoại giao yếu?: Thế nào là mạnh/yếu. Khi người lănh đạo nói là Mỹ có khả năng tham dự 2 cuộc chiến (Iraq, Afghanistan) và sẽ lấy tiền của địch để trang trải chi phí chiến tranh (kết quả nước Mỹ kiệt quệ, chiến tranh không kết quả, tài chánh suy thoái) th́ phải xét lại việc sử dụng vơ lực bừa băi (tung tin thất thiệt để hướng dẫn Quốc Hội cho phép lâm chiến). Chuyện thế giới tuy Mỹ có nhiều khả năng nhưng không phải lúc nào cũng dùng vơ lực. Nga xâm chiếm Ukraine, nếu không dùng ngoại giao (phong tỏa kinh tế) th́ chẳng lẽ dùng vơ lực? Trung Cộng gây hấn với Nhật, VN, Phi… Mỹ đánh TC? Khủng bố Hồi Giáo muốn gây chiến tranh tôn giáo với Tây Phương, Mỹ sẽ đem quân đối đầu hay để cho Suni-Shi’ite tự đánh lẫn nhau.
Kinh tế suy yếu: thế nào mới là kinh tế mạnh? Thoát cơn khủng khoảng 2008, thất nghiệp giảm c̣n 5%, giá dầu thô tiếp tục rớt dưới 30 dollars (cao nhất là 140 dollars). Những ai phàn nàn mà không nói rơ lư do th́ cần loại bỏ khỏi cuộc bầu cử 2016.
Tài chánh: ứng cử viên nào cũng nói hay, nói tốt nhưng ai nhận tiền của giới nhà giàu (super PAC), vận động (lobby) th́ họ có đấu tranh cho giới nghèo không? Hỏi tức trả lời.
Ngân sách thâm thủng (Debt & deficit): Tổng Thống sắp xếp những chương tŕnh cần thiết cho quốc gia nhưng Quốc Hội quyết định ngân sách. Khi ngân sách thâm thủng (deficit) th́ Quốc Hội chịu trách nhiệm chứ không phải Tổng Thống. Quốc Hội cũng quyết định cắt, thuế giảm thuế hay tăng thuế. Vậy nếu QH giảm thuế cho giới nhà giàu, công ty thương mại, ngân hang … th́ tiến thuế thâu vào sẽ ít đi. Có đánh thuế nhà nghèo th́ đuợc bao nhiêu? Và khi chi tiêu nhiều, thâu thuế ít th́ ngân sách thâm thủng. Đổ thừa cho Tổng Thống chi tiêu các chương tŕnh Medicare, Social Security là tầm bậy v́ đă có trước khi ngân sách thâm thủng (có từ chiến tranh VN). C̣n trách tham nhũng, lăng phí th́ Pentagon là số một. Nếu không phạt các ông tướng xài tiền thuế của dân bậy bạ th́ trách ǵ dân nghèo lạm dụng welfare, medicaid. C̣n chuyện lo nợ để lại cho con cháu là mỵ dân. Nếu ông cha không cân bằng ngân sách, bớt tiêu xài (không gian, quốc pḥng, viện trợ, trợ cấp các công ty lớn…) th́ đất nước tan nát ngay bây giờ, con cháu có c̣n đất nước đâu mà lo … phải trả nợ?
Di dân: Đă bao nhiêu năm nước Mỹ sống trên đầu, trên cổ của những người di dân lậu (bất hợp pháp). Họ bán sức lao động để các nhà tiểu thương (nhà hàng, tiệm buôn nhỏ), nông trại bóc lột sức lao động với giá rẻ mạt (con nít, người lớn, phụ nữ). Dĩ nhiên, 10 người tốt th́ cũng có vài người xấu (trộm, cướp, ma túy). Nhưng khi tài chánh khủng khoảng v́ chính quyền, giới tư bản (nhà băng, đầu tư) gây ra th́ đổ thừa cho di dân lậu cướp công ăn việc làm?
Khả năng của một Tổng Thống: Biết nh́n xa (vision), kẻ biết nh́n xa là biết chuẩn bị từ lâu, biết dùng người, tránh những lỗi lầm trong cuộc sống cá nhân. Không nói bậy, không dùng chiêu bài mỵ dân, không phí phạm tài nguyên đất nước (quân đội, tài chánh). Tổng Thống đại diện toàn dân (dù là 51%/49%). Quốc Hội cần hợp tác với Tổng Thống chứ không phải ngược lại. Bất cứ TNS, Dân Biểu nào cũng không thể nói là cử tri bầu tôi vào Quốc Hội để … chống lại những ǵ Tổng Thống muốn thực hiện. Quốc Hội (QH) có thể không đồng ư với những ǵ Tổng Thống muốn làm, nhưng nếu không có chương tŕnh thay thế th́ QH phải đóng góp vào sự cải thiện chương tŕnh Tổng Thống đưa ra chứ không phải phải bác bỏ suông. Đó là ích kỷ và thiển cận.
Công ăn việc làm (Jobs): nhiều ứng cử viên hứa hẹn sẽ tạo công ăn việc làm cho dân. Cử tri phải chú ư từng lănh vực, ai sẽ có việc làm, ai có lợi, trách nhiệm của ai: địa phương (tiểu bang) hay trung ương (liên bang). Thí dụ như XP pipeline (ống dẫn dầu từ Canada xuống tận Texas) có người nói sẽ tạo 40 ngàn công việc. Thực tế cho thấy (factcheck) chỉ có 35 việc làm thường trực, c̣n tất cả chỉ là tạm thời (temporary jobs) và kẻ có lợi là công ty Canada chứ không phải công nhân Mỹ.
Kẻ ngoài/người trong (outsider/establishment): Chuyện ứng cử viên tự xưng là Outsider là chuyện nhảm. Nếu quả thực là người ngoài th́ biết ǵ về hệ thống, thủ tục hành chánh, ngoại giao, quân sự … để chọn người trong nội các, hướng dẫn đất nước tiến về tương lai. C̣n chuyện chống lại những người ngồi quá lâu th́ tại sao không đ̣i hạn chế nhiệm kỳ của Quốc Hội. Do đó bạn phải đi bầu và đ̣i hỏi ứng cử viên TNS, Dân Biểu chấp nhận giới hạn nhiệm kỳ. Những bế tắc của Hoa Thịnh Đốn phải hiểu rằng thành phần quá khích (Tea party) chống lại những chương tŕnh của Tổng Thống, không chịu đóng góp hay không có ư kiến để cải thiện. Thiểu số này đă đi ngược tiến tŕnh dân chủ v́ khi đa số có trách nhiệm thực hiện chương tŕnh của họ th́ thiểu số phải chờ thời chứ không phải phá hoại để rồi nói rằng kỳ tới bầu cho chúng tôi sẽ làm được việc.
Đó là khủng bố, phá hoại chứ không phải dân chủ. Đừng nghĩ là bầu người ngoài chính quyền, ngoài vùng thủ đô sẽ làm đuợc việc. Nước Mỹ là nước dân chủ, rules of law. Đó là lư do tại sao giới luật sư đứng đầu. Nước Mỹ theo thể chế Liên Bang, nếu không từ giới Thống Đốc (cai trị tiểu bang), Thượng Nghị Sĩ (tham dự điều hành các vấn đề toàn quốc liên bang) th́ làm sao có khả năng làm Tổng Thống. 50 Thống Đốc và 100 Thượng Nghị Sĩ. Nhân vật làm Tổng Thống phải có khả năng vượt trội lên 150 nhân vật này để đối phó với Quốc Hội, 50 tiểu bang và những vấn đề thế giới. Không chơi với giới chính trị, cầm quyền rồi nhảy ra đ̣i làm Tổng Thống, hy vọng tất cả sẽ nghe lời Tổng Thống chăng?
Bầu TNS, Dân Biểu: không phải chỉ có đi bầu tổng thống là đủ, bầu TNS, Dân Biểu cũng cần thiết để giúp TT thực hiện chương tŕnh. Đi bầu rồi phải theo dơi, tiếp xúc với vị đại diện khi có những vấn đề quan tâm xảy ra, v́ dân chủ là dân (voter) phải lên tiếng.
Các vấn đề (issue): Người cử tri phải chọn thứ tự của các vấn đề (cử tri Mỹ gốc Việt xin đừng đem vấn đề VN lên hàng đầu) của đất nước: kinh tế, an ninh, y tế … phải quan trọng hơn là phá thai, đồng t́nh luyến ái … và chuyện di dân, ngân sách không phải một sớm, một chiều giải quyết được nếu những người có trách nhiệm (TNS, Dân Biểu) không bỏ công sức ra nghiên cứu, chuẩn bị. Đừng mang cái ích kỷ, thiển cận của cá nhân ra bắt cả nước phải giải quyết. Đừng bầu theo cảm tính mơ hồ: Dân chủ làm Tổng Thống lâu rồi phải thay đổi. Thay đổi cái ǵ nếu đảng chính trị không có lănh đạo, không có chương tŕnh hữu ích. Bài học VN, Iraq cần cho những ai thích sử dụng sức mạnh quân sự của Mỹ một cách bừa băi, thiếu suy nghĩ.
Ma túy hợp pháp: Khi cấm thuốc lá tới cường độ cao nhất th́ cần sa (marijuana) lại được cho phép??? Và khi dân nghiện ngập ma túy (heroin) lên cao nhất (50% tại Vermont) th́ chính quyền địa phương lại bàn chuyện phải có thuốc cấp cứu (1000 dollars /1 liều thuốc giải). Ai chịu chi tiền? Người lương thiện (không hút sách) đóng thuế bao nhiêu cho đủ (v́ dân ghiền có đi làm đâu mà đóng thuế). Nhưng v́ dân chích la làng: cứu tôi với. C̣n dân không chích không la nên … chuyện tiếp tục xảy ra.
Nhóm ủng hộ tài chánh (Super PAC): Kể từ khi Tối Cao Pháp Viện (TCPV) cho phép công ty có quyền như con người để tham dự đóng góp tài chánh trong bầu cử th́ các tổ chức SuperPAC xuất hiện rầm rộ. Cử tri phải hiểu quyền lợi công ty là quyền lợi của giới nhà giàu núp sau lưng công ty đại diện bởi chủ tịch công ty (CEO) và không có lợi cho cộng đồng (public, community). Tại sao? Phải chăng đó là một cái bẫy mà TCPV đặt ra để dụ giới nhà giàu bỏ tiền vào cuộc tranh cử (hàng trăm triệu) giúp cho kinh tế phát triển mỗi mùa bầu cử. Tiền được dùng để quảng cáo, mướn người, văn pḥng…. Nếu không có luật này th́ dân nhà giàu đâu có chi bạc triệu mỗi 4 năm? Và dĩ nhiên quần chúng nhận ra vấn đề: một người/một phiếu v́ các triệu phú dù có bỏ bạc triệu ra cũng chỉ có thể bỏ một phiếu mỗi mùa bầu cử mà thôi. Vấn đề là có cử tri nghe theo lời dụ dỗ của SuperPAC không?
Bất cứ giá nào bạn cũng phải đi bỏ phiếu v́ là người tỵ nạn trốn chạy một chế độ độc tài th́ bạn phải hiểu giá trị của Dân Chủ . Từ chối nhiệm vụ công dân tức là chối bỏ tư cách tỵ nạn hay lời tuyên thệ khi nhập tịch.
@
QSold