Bên ngoài “Đảo người chết” là không gian tĩnh mịch và mang vẻ b́nh yên đến lạ thường nhưng chỉ đến khi đặt chân lên ḥn đảo mới có thể cảm nhận được hết sự rùng rợn của nó. Ḥn đảo là nơi hơn 200 con người vô tội bị giết hại, để lại sự đau thương đến tột cùng và sau này nó cũng ẩn chứa nhiều câu chuyện tang tóc đến khó tin.
Nằm phía nam công viên Stanley ở Vancouver, British Columbia, Canada, là một ḥn đảo nhỏ nhưng khách đến thăm công viên Stanley gần đó hầu như không biết đến sự tồn tại của nó. Ẩn sau vẻ ngoài b́nh lặng của ḥn đảo là quá khứ đen tối và bạo lực từ khi người châu u đến định cư. Những người dân bản xứ đầu tiên ở đây chỉ đơn giản gọi nó là "đảo", nhưng sau một chuỗi sự kiện, nó mang cái tên đáng sợ hơn là "Đảo người chết".
Theo Mysterious Universe, vùng đất lần đầu nhuốm máu người khi thổ dân Salish ở phương bắc và phương nam tàn sát lẫn nhau. Trong một trận chiến ác liệt, bộ lạc phía nam bắt cóc 200 phụ nữ, trẻ em, người già, nhốt họ trên đảo và yêu cầu đổi lấy 200 chiến binh bên phía kẻ thù.
Khi bộ lạc phía bắc đồng ư giao 200 chiến binh tinh nhuệ nhất, họ lập tức tàn sát tất cả bằng dao và cung tên. Theo truyền thuyết bản xứ, sau ngày hôm đó, những bông hoa lửa mọc lên tại nơi người chết ngă xuống. Cho rằng nơi đây bị nguyền rủa bởi phép thuật, bộ lạc phía nam phải từ bỏ vùng đất này.
Từ đó, ḥn đảo được biết đến với cái tên Đảo người chết. Người dân xứ xem nó như vùng đất của người chết bị lăng quên, chỉ phù hợp làm nơi chôn cất. Người Squamish đặt thi thể trong quan tài gỗ tuyết tùng, sao đó treo lên các cây cổ thụ.
Nhiều năm sau, những quan tài gỗ được John Morton, nằm trong nhóm người da trắng đầu tiên đến đây định cư, khám phá vào năm 1862. Ông t́m thấy hàng trăm hộp gỗ mục nát treo trên cây trông giống như đồ trang trí rùng rợn. Một số xác chết thậm chí c̣n rơi xuống và phân hủy, khiến mặt đất sũng nước chứa đầy xương, đầu lâu và tóc rối. Sau đó, người định cư từ châu u chuyển những hộp gỗ đến chôn ở nghĩa trang Lumberman’s Arch gần đó theo phong tục của người da trắng.
Dù bỏ tục treo các cỗ quan tài trên cây, Đảo người chết vẫn chỉ là nơi dành cho chôn cất. Bắt đầu từ thập niên 1870, đảo trở thành nghĩa trang cho các thủy thủ, công nhân thiệt mạng trong quá tŕnh xây dựng đường sắt Canada - Thái B́nh Dương, 21 nạn nhân trong vụ cháy lớn năm 1886 và đối tượng không đủ điều kiện để chôn cất tốt hơn ở vùng lân cận, gồm người lang thang, sống ngoài ṿng pháp luật, gái mại dâm, người bị xă hội ruồng bỏ và lao động chân tay.
Năm 1888 - 1892, bệnh đậu mùa tấn công khu vực và ḥn đảo trở thành nơi theo dơi các bệnh nhân. Dù bề ngoài là vùng lưu trú đặc biệt cho các bệnh nhân, vào thời điểm đó, người mắc bệnh bị coi như những xác chết di động. Nhiều người qua đời v́ bệnh được chôn ngay trên đảo thay v́ chèo thuyền đưa xác về mai táng tại nghĩa trang trên đất liền.
Tin đồn về những bóng ma trên đảo không ngăn cản các doanh nhân cố gắng có được ḥn đảo và biến nó thành công viên vui chơi, khu giải trí, nghỉ mát, hay bảo tàng hoặc đài tưởng niệm, nhưng không có kế hoạch nào trở thành hiện thực. Năm 1942, chính phủ giao ḥn đảo cho Hải quân Hoàng gia Canada sử dụng làm căn cứ mang tên HMCS Discovery.
Từ khi xây dựng căn cứ vào năm 1944, sĩ quan hải quân và sĩ quan dự bị tại căn cứ HMCS Discovery phát hiện nhiều điều kỳ lạ như âm thanh bất thường giống kính vỡ, đồ nội thất bị di chuyển, tiếng nói, tiếng la hét, bước chân và tụng kinh. Đồ dùng cá nhân liên tục biến mất và xuất hiện ở xa nơi họ ở trong khi đèn và thiết bị điện thường tự bật/tắt. Đây chỉ là một trong nhiều hiện tượng bí ẩn chưa có lời giải trên Đảo người chết, khiến nhiều người tin rằng ḥn đảo bị ma ám.
Ngày nay, Đảo người chết chủ yếu phục vụ hoạt động của căn cứ HMCS Discovery. Ngoài ra, trên ḥn đảo c̣n có một bến phà đón tàu thuyền từ đất liền, một bảo tàng hải dương và một công tŕnh kỷ niệm di sản thổ dân.
vbf @ sưu tầm