VBF-Trong chiến tranh nếu như bên nào nắm được điểm yếu của đối phương th́ cơ hội chiến thắng là hoàn toàn có cơ hội trở thành hiện thực. Dù rất mạnh trong các trận đánh vừa rồi xong quân đội Nga không hẳn là tuyệt đến vậy bởi họ cũng có rất nhiều điểm yếu.Với một chiến tuyến dọc biên giới với Ukraina, đổ bộ chớp nhoáng sáp nhập Crưm và tham chiến tại Syria, quân đội Nga dường như đă được trui rèn kỹ năng và tinh thần chiến đấu vững vàng.
Dù có những thành công như vậy, quân đội Nga đang phải đối mặt với hai vấn đề tai hại về mặt cấu trúc nếu như họ phải chiến đấu chống lại một đội quân đông đảo về số lượng.
Theo tác giả Dave Majumdar của tạp chí National Interest, quân đội Nga đang thiếu trầm trọng nhân lực và các vũ khí hạng nặng.
Chính sách ṭng quân gây thâm hụt binh sĩ nghiêm trọng cho quân đội Nga. Ngoài lực lượng tên lửa chiến lược, không quân, bộ binh hải quân, một phần rất lớn quân nhân Nga tuyển mộ vẫn c̣n phụ thuộc vào việc đăng kư nhập ngũ tự nguyện, và số người này không được huấn luyện nhiều.
“Chỉ có khoảng ¼ trong lực lượng trên bộ của Nga là đủ nhân sự và được huấn luyện chuyên nghiệp” – ông Majumdar nhấn mạnh. “Các quân nhân chuyên nghiệp này thuộc về lực lượng phản ứng nhanh (không được huấn luyện theo kiểu tiêu chuẩn như châu Âu)”.
Phần c̣n lại của lực lượng quân đội Nga phụ thuộc vào chế độ quân dịch để lấp các vị trí. Sự phụ thuộc này dẫn tới việc thiếu chuyên nghiệp trên phần lớn quân đội.
Thậm chí, một số ư kiến cho rằng không ít binh sĩ Nga có vấn đề về nghiện rượu hoặc không được huấn luyện đến nơi đến chốn.
Ngay cả khi các đợt động viên nhập ngũ có thể giúp Nga nhanh chóng có một quân đội ấn tượng về số lượng, nhưng lại khó chuyển hóa họ thành lực lượng có sức chiến đấu mạnh mẽ. Những binh sĩ này chỉ phục vụ một năm trong quân đội rồi lại xuất ngũ. Sự quay ṿng này khiến Kremlin khó duy tŕ được lực lượng thường trực được đào tạo bài bản như là các binh sĩ được luân chuyển liên tục.
Những cải cách gần đây nhằm chuyển đổi quân đội Nga từ một lực lượng quân dịch thành lực lượng các binh sĩ ‘kư hợp đồng lao động’ (‘lính đánh thuê’). Tuy nhiên, những cải cách này diễn ra rất chậm chạp.
Vấn đề lớn thứ hai mà quân đội Nga phải đối mặt là t́nh trạng của các vũ khí hạng nặng và sức sản xuất vũ khí giảm sút. Sau khi Liên Xô sụp đổ, nền tảng công nghệ và công nghiệp mất đi một phần đáng kể – yếu tố được cho là làm suy yếu đi ngành công nghiệp quốc pḥng của Nga.
“Nga tụt hậu trong nhiều lĩnh vực công nghệ quan trọng, đặc biệt là trong những năm 1990. Chẳng hạn, Nga thua kém hẳn về công nghệ then chốt để sản xuất vũ khí chính xác, các mạng radar quét điện tử…” – ông Majumdar cho biết thêm.
Nga cũng bị lùi lại phía sau trong lĩnh vực đóng tàu. “Nga không c̣n có khả năng xây dựng các tàu chiến cỡ lớn tầm hàng không mẫu hạm, và vẫn sử dụng các kỹ thuật xây dựng lỗi thời”.
Lính Nga sử dụng nhiều vũ khí hạng nặng được sản xuất từ thời Liên Xô. Và dù Nga đang đầu tư vào vũ khí hạng nặng đời mới, th́ việc sở hữu các khí tài này nh́n chung rất gian nan, bởi kinh tế Nga đang gặp nhiều khó khăn.
Những khó khăn này khiến Kremlin tŕ hoăn hoặc thu hẹp quy mô nhiều dự án quốc pḥng quan trọng. Loại máy bay ném bom thế hệ mới PAK DA đáng ra sẽ được đưa vào biên chế năm 2023. Việc phát triển máy bay này đă bị lui lại và Nga sẽ tập trung vào việc sản xuất một phiên bản mới của máy bay ném bom hạt nhân siêu thanh Tu-160 có từ thời Liên Xô.
Đây không chỉ là những ví dụ gần đây nhất cho thấy Nga đang giảm dần các tham vọng hiện đại hóa quân đội. Kremlin cũng gặp rắc rối trong việc cấp tài chính cho chiếc xe tăng thế hệ thứ ba Armata. Ông Dmitry Gorenburg tại Đại học Havard ước tính Nga sẽ chỉ có thể xuất xưởng tối đa là 330 chiếc xe tăng này vào năm 2020, nhỉnh hơn số lẻ của kế hoạch ban đầu là 2.300 chiếc.
Nga có thể phát huy năng lực khi tác chiến ở vùng lănh thổ nhỏ hoặc quy mô chiến dịch không lớn. Nhưng các vấn đề về quân số và khí tài sẽ là những điểm yếu có thể khiến Nga sa lầy khi tham chiến với đối thủ mạnh trong một cuộc chiến kéo dài.
tm