Biển Đông có vẻ là miếng mồi ngon mà nhiều nước muốn thâu tóm. Mục đích thật sự của Mỹ khi muốn tuần tra biển Đông là ngứa mắt với TQ hay bành trướng sức mạnh? Hãy cùng vietbf khám phá nhé!
"Tự do đi lại trên biển và trên không không nên bị biến thành cái cớ để phô diễn sức mạnh và làm xói mòn an ninh cùng chủ quyền của các quốc gia khác", Reuters dẫn lời Zhu Haiquan, người phát ngôn đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, nói.
Ông Zhu kêu gọi Mỹ nên "kiềm chế khi nói hoặc làm những việc khiêu khích và hành động có trách nhiệm để duy trì hòa bình cùng ổn định khu vực".
Bình luận của ông Zhu đưa ra sau khi một quan chức quốc phòng Mỹ thông báo hải quân nước này điều tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Lassen vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông.
Tàu USS Lassen đang đến gần đá Subi và Vành Khăn ở quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc tiến hành hoạt động nạo vét, bồi đắp lớn để biến chúng thành các đảo từ năm 2014. Tàu Lassen có thể ở trong khu vực trong vài giờ. Quan chức này trước đó cho biết máy bay giám sát P-8A, và có thể cả P-3, có khả năng đồng hành cùng con tàu.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết nước này vẫn đang xác thực xem tàu khu trục Mỹ đã tiến vào phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo hay chưa. "Nếu là thật, chúng tôi khuyên Mỹ nên nghĩ kỹ trước khi hành động, không hành động mù quáng hay phóng đại mọi chuyện", ông Vương nói.
Đợt tuần tra diễn ra chỉ vài tuần trước khi diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2015 bắt đầu. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể sẽ cùng tham dự sự kiện này.
Ông Tập trong cuộc hội đàm với Tổng thống Obama tháng trước tại Washington tuyên bố Trung Quốc "không có ý định quân sự hóa" các đảo nhân tạo, khiến giới chức Mỹ bất ngờ. Hình ảnh vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đang xây ba đường băng có chiều dài đủ để phục vụ mục đích quân sự trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trong đó có hai đường băng trên đá Subi và Vành Khăn.
Một số quan chức Mỹ nói kế hoạch tuần tra còn phần nào nhằm kiểm tra tuyên bố về quân sự hóa của ông Tập.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển của các quốc gia láng giềng như Việt Nam, Philippines. Bắc Kinh còn ngang nhiên tiến hành cải tạo đất phi pháp tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở hai quần đảo này mà không được phép của chính phủ Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.
vietbf @ sưu tầm